Chọn từ/cụm từ phù hợp để hoàn thành đoạn thông tin sau:
Hô hấp tế bào lá quá trình phân giải các phân tử chất …(1)…, với sự tham gia của …(2)…, tạo thành khí …(3)… và nước, đồng thời sinh ra năng lượng dễ sử dụng cung cấp cho các …(4)… của cơ thể.
Hô hấp tế bào là quá trình phân giải các chất hữu cơ tạo thành nước và carbon dioxide, đồng thời giải phóng ra năng lượng.
Quá trình hô hấp tế bào này diễn ra ở bên trong tế bào.
Hô hấp tế bào lá quá trình phân giải các phân tử chất hữu cơ, với sự tham gia của khí oxygen, tạo thành khí carbon dioxide và nước, đồng thời sinh ra năng lượng dễ sử dụng cung cấp cho các hoạt động của cơ thể.
(1) hữu cơ
(2) khí oxygen
(3) carbon dioxide
(4) hoạt động
Chọn từ/cụm từ phù hợp để hoàn thành đoạn thông tin sau:
Quá trình hô hấp ở cơ thể sinh vật xảy ra trong …(1)… của tế bào, tại đó các chất …(2)… tổng hợp được từ quá trình …(3)… hoặc từ thức ăn được phân giải thành …(4)… và carbon dioxide, đồng thời giải phóng ra …(5)…
Hô hấp tế bào xảy ra ở ti thể. Ti thể là bào quan trong tế bào của sinh vật nhân thực. Ở đa số thực vật, glucose được tổng hợp từ quá trình quang hợp; ở động vật, tế bào lấy glucose từ quá trình phân giải thức ăn.
Quá trình hô hấp ở cơ thể sinh vật xảy ra trong ti thể của tế bào, tại đó các chất hữu cơ tổng hợp được từ quá trình quang hợp hoặc từ thức ăn được phân giải thành nước và carbon dioxide, đồng thời giải phóng ra năng lượng.
(1) ti thể
(2) hữu cơ
(3) quang hợp
(4) nước
(5) năng lượng
So sánh các thành phần tham gia hô hấp ở tế bào động vật và tế bào thực vật.
Hô hấp tế bào xảy ra ở ti thể. Ti thể là bào quan trong tế bào của sinh vật nhân thực. Ở đa số thực vật, glucose được tổng hợp từ quá trình quang hợp; ở động vật, tế bào lấy glucose từ quá trình phân giải thức ăn.
- Giống nhau: đều sử dụng các nguyên liệu gồm chất hữu cơ, oxygen.
- Khác nhau: chất hữu cơ mà tế bào thực vật sử dụng có nguồn gốc từ quang hợp, chất hữu cơ mà tế bào động vật sử dụng được lấy từ thức ăn.
Viết phương trình hô hấp tế bào. So sánh phương trình hô hấp với phương trình quang hợp.
Phương trình hô hấp:
Glucose + Oxygen => Carbon dioxide + Nước + Năng lượng (ATP)
Phương trình quang hợp:
Nước + Carbon dioxide => Glucose + Oxygen
Nguồn năng lượng quang hợp là ánh sáng và bộ phận thực hiện là chất diệp lục.
Phương trình hô hấp tế bào:
Glucose + Oxygen → Carbon dioxide + Nước + ATP
Phương trình hô hấp tế bào và phương trình quang hợp là hai phương trình có chiều trái ngược nhau.
Trong tế bào của hầu hết các sinh vật nhân thực, quá trình hô hấp xảy ra trong loại bào quan nào?
A. Không bào.
B. Lục lạp.
C. Ti thể.
D. Nhân tế bào.
Hô hấp tế bào xảy ra ở ti thể. Ti thể là bào quan trong tế bào của sinh vật nhân thực. Ở đa số thực vật, glucose được tổng hợp từ quá trình quang hợp; ở động vật, tế bào lấy glucose từ quá trình phân giải thức ăn.
Đáp án C
Trong tế bào của hầu hết các sinh vật nhân thực, quá trình hô hấp xảy ra trong bào quan ti thể.
Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về quá trình quang hợp và hô hấp?
A. Đây là các quá trình trái ngược nhau, không liên quan với nhau.
B. Đây là các quá trình liên quan và thống nhất với nhau.
C. Đây là các quá trình có nguyên liệu giống nhau nhưng kết quả khác nhau.
D. Đây là các quá trình ngược nhau nhưng phụ thuộc lẫn nhau.
Quang hợp là quá trình đồng hóa.
Quá trình quang hợp hấp thụ CO2 thải ra khí O2.
Hô hấp là quá trình dị hóa.
Hô hấp là quá trình hấp thụ O2 thải ra CO2.
Quang hợp và hô hấp là hai quá trình ngược nhau nhưng phụ thuộc lẫn nhau vì sản phẩm của quá trình này là nguyên liệu của quá trình kia và ngược lại.
Đáp án D
Quang hợp và hô hấp là hai quá trình ngược nhau nhưng phụ thuộc lẫn nhau.
Kết nối các thông tin ở cột A với cột B trong bảng để được nội dung phù hợp.
Quá trình đốt cháy nhiên liệu và hô hấp tế bào đều sử dụng khí oxygen, thải ra khí carbon dioxide và sản sinh ra năng lượng. Tuy nhiên, việc đốt cháy nhiên liệu chỉ giải phóng ra năng lượng dưới dạng nhiệt năng một cách ồ ạt, với hiệu suất thấp (thường nhỏ hơn 25%); còn trong hô hấp tế bào, năng lượng được giải phóng từ từ qua từng giai đoạn hô hấp và phần lớn được tích lũy dưới dạng hóa năng dễ sử dụng để tế bào có thể dùng cho các hoạt động sống, hiệu suất sinh năng lượng cao hơn (khoảng 40%). Chỉ một phần nhỏ năng lượng được giải phóng trong hô hấp dưới dạng nhiệt năng giúp duy trì thân nhiệt hoặc bị thất thoát ra môi trường. Như vậy, nhờ cách thức chuyển hóa năng lượng trong hô hấp mà tế bào thu được nhiều năng lượng hơn, đảm bảo cho tế bào có đủ năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống.
1 - d; 2 - a; 3 - b; 4 - c.
Hãy giải thích vì sao khi đói, cơ thể người thường cử động chậm và không muốn hoạt động.
Các hợp chất hữu cơ đưa vào cơ thể người đều có thể là nguồn nguyên liệu của hô hấp tế bào để tạo năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của cơ thể.
Khi đói, lượng đường glucose trong máu giảm, khi đó cơ thể sẽ thiếu nguyên liệu (glucose) cho hô hấp tế bào dẫn đến tình trạng thiếu năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống, vì vậy cơ thể có biểu hiện mệt mỏi, tay chân cử động chậm chạp.
Vận dụng kiến thức về hô hấp tế bào, giải thích hiện tượng con người khi ở trên đỉnh núi cao thường thở nhanh hơn so với khi ở vùng đồng bằng.
Oxygen là nguyên liệu quan trọng để thực hiện quá trình hô hấp tế bào.
Càng lên cao không khí càng loãng, hàm lượng oxygen trong không khí càng ít.
Khi ở trên đỉnh núi cao, không khí loãng, nồng độ oxygen thấp hơn so với ở vùng đồng bằng. Vì vậy, để lấy đủ lượng oxygen cần thiết cho hoạt động hô hấp tế bào, con người thường phải thở nhanh hơn so với khi ở vùng đồng bằng.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay, các dụng cụ thí nghiệm như kính hiển vi, ống nghiệm, hóa chất,...
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Môn Khoa Học Tự Nhiên là môn gì? Đây là môn học được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của các môn Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học và Khoa học Trái Đất. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là gộp các môn: Vật Lí, Hóa Học và Sinh Học ở chương trình THCS vào làm một.
Nguồn : Gia sư đất việtLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK