Câu 1
Trong bài đọc, có những con vật nào đến thăm bờ tre?
Em đọc lại bài đọc trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi.
Những con vật đến thăm bờ tre là: cò, bồ nông, bói cá, chim cu, ếch.
Câu 2
Dựa vào bài đọc, nối từ ngữ ở cột A với từ ngữ phù hợp ở cột B.
Em kĩ nội dung các ô và dựa vào bài đọc để nối từ ngữ thích hợp.
Câu 3
Tìm các từ ngữ trong bài thể hiện niềm vui của các con vật khi đến bờ tre.
Em đọc bài đọc và tìm các từ ngữ thể hiện niềm vui của các con vật khi đến bờ tre.
Những từ ngữ thể hiện niềm vui của các con vật khi đến bờ tre là: reo mừng, gật gù, vang lừng, tưng bừng.
Câu 4
Viết một câu với từ ngữ tìm được ở bài tập 3.
Em dựa vào những từ ngữ ở bài tập 3 để đặt câu
- Thấy mẹ về, bé Mai vội reo mừng.
- Chim sơn ca cất tiếng hót vang lừng.
- Không khí ngày Tết thật tưng bừng!
Câu 5
Điền d hoặc gi vào chỗ trống.
a.
Cây …ừa xanh tỏa nhiều tàu
…ang tay đón …ó, gật đầu gọi trăng.
(Theo Trần Đăng Khoa)
b.
Mẹ …ang đôi cánh Con biến vào trong Mẹ ngẩng đầu trông Bọn …iều, bọn quạ. |
Bây …ờ thong thả Mẹ đi lên đầu Đàn cò bé tí Líu ríu chạy sau. (Theo Phạm Hổ) |
Em đọc kĩ các câu thơ để điền chữ phù hợp.
a.
Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng.
(Theo Trần Đăng Khoa)
b.
Mẹ dang đôi cánh Con biến vào trong Mẹ ngẩng đầu trông Bọn diều, bọn quạ. |
Bây giờ thong thả Mẹ đi lên đầu Đàn cò bé tí Líu ríu chạy sau. (Theo Phạm Hổ) |
Câu 6
Chọn a hoặc b.
a. Điền iu hoặc ưu vào chỗ trống.
- Xe c…. hỏa chạy như bay đến nơi có đám cháy.
- Chim hót r…. rít trong vòm cây.
- Cây bưởi nhà em quả sai tr…. cành.
b. Điền ươc hoặc ươt vào chỗ trống.
- Hoa thược d…. nở rực rỡ trong vường.
- Những hàng liễu rủ th….. tha bên hồ.
- N…. ngập mênh mông.
Em đọc kĩ các câu và điền vần phù hợp.
a. Điền iu hoặc ưu vào chỗ trống.
- Xe cứu hỏa chạy như bay đến nơi có đám cháy.
- Chim hót ríu rít trong vòm cây.
- Cây bưởi nhà em quả sai trĩu cành.
b. Điền ươc hoặc ươt vào chỗ trống.
- Hoa thược dược nở rực rỡ trong vường.
- Những hàng liễu rủ thướt tha bên hồ.
- Nước ngập mênh mông.
Câu 7
Xếp các từ dưới đây vào cột thích hợp.
(đầu, dê, cổ, bò, chân, gà, lợn, đuôi, cánh, mắt, mỏ, vịt)
Từ chỉ con vật |
Từ chỉ bộ phận của con vật |
M: dê |
M: đầu |
Em đọc các từ trong ngoặc và sắp xếp vào cột phù hợp.
Từ chỉ con vật |
Từ chỉ bộ phận của con vật |
bò, gà, lợn, vịt |
cổ, chân, đuôi, cánh, mắt, mỏ |
Câu 8
Viết vào chỗ trống từ ngữ chỉ đặc điểm (bộ lông, đôi mắt, cặp sừng,…) của các con vật sau:
- Chó:
- Trâu:
- Gà:
- Mèo:
Em liên hệ thực tế để viết tiếp vào chỗ trống.
- Chó: mượt (bộ lông), đen láy (đôi mắt), sắc nhọn (hàm răng)
- Trâu: đen (da), chắc khỏe (sừng)
- Gà: vàng óng (bộ lông), nhỏ bé (đôi mắt)
- Mèo: óng mượt (bộ lông), tinh nhanh (đôi mắt), nhọn hoắt (móng vuốt)
Câu 9
Viết một câu về một bộ phận của con vật nuôi trong nhà.
M: Lông gà con vàng óng.
Em dựa vào mẫu và bài tập 8 để viết câu.
- Móng vuốt của chú mèo sắc nhọn.
- Đôi mắt cún con đen láy.
- Con trâu có cặp sừng chắc khỏe.
Câu 10
Viết 3 – 5 câu kể lại hoạt động của một con vật mà em quan sát được.
G: - Em muốn kể về con vật nào?
- Em đã được quan sát kĩ con vật đó ở đâu? Khi nào?
- Kể lại những hoạt động của con vật đó.
- Nêu nhận xét của em về con vật đó.
Em dựa vào gợi ý để hoàn thành bài tập.
* Bài tham khảo 1:
Nhà em có một chú chó rất đáng yêu. Chú có tên là Meo. Mỗi khi em đi học về, Meo đều chạy ra tận cổng để đón em. Nó cứ quấn lấy chân em không rời. Meo là một chú chó rất thông minh. Em coi Meo như một người bạn của mình.
* Bài tham khảo 2:
Chú mèo nhà bác Hoa bắt chuột rất giỏi. Một lần, em sang nhà bác Hoa chơi và đã được thấy cảnh chú đuổi bắt một chú chuột. Mới chỉ nghe thấy một tiếng động nhỏ, chú mèo đã nhanh chóng nghe ngóng và đuổi theo chú chuột. Chẳng mấy chốc, chú đã tóm gọn chú chuột con ham ăn. Từ ngày có chú mèo, nhà bác Hoa ít bị ăn vụng thức ăn hẳn đi.
Học môn Tiếng Việt thì chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, tẩy, và sách tham khảo thêm như từ điển Tiếng Việt.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam và là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam. Tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là biểu tượng văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 2 - Năm học thứ hai, chúng ta đã quen với việc học tập và có những người bạn thân thiết. Hãy tiếp tục học tập chăm chỉ và tận hưởng niềm vui khi khám phá những điều mới mẻ!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK