Trang chủ Lớp 7 SBT Khoa học tự nhiên 7 - Kết nối tri thức Chương III. Tốc độ Bài 8. Tốc độ chuyển động trang 29, 30 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống: 120 cm/s = …? . . m/s = …? . . km/h...

Bài 8. Tốc độ chuyển động trang 29, 30 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống: 120 cm/s = …? . . m/s = …? . . km/h...

Hướng dẫn cách giải/trả lời 8.1, 8.2, 8.3, 8.4, 8.5, 8.6, 8.7, 8.8, 8.9, 8.10 bài 8. Tốc độ chuyển động trang 29, 30 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống. Ghép nội dung ở cột A với nội dung phù hợp ở cột B...120 cm/s = …?... m/s = …?... km/h

Câu hỏi:

8.1

Ghép nội dung ở cột A với nội dung phù hợp ở cột B

A

B

1. Tốc độ chuyện động cho biết

2. Tốc độ chuyển động được xác định bằng

3. Đơn vị tốc độ phụ thuộc vào

4. Đơn vị của tốc độ là

a) đơn vị đo độ dài và đơn vị đo thời gian.

b) m/s và km/h

c) sự nhanh chậm của chuyển động

d) quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.

Lời giải chi tiết :

1 – c 2 – d 3 – a 4- b


Câu hỏi:

8.2

Sắp xếp lại các số liệu trong cột B cho phù hợp với cột A và điền các giá trị thích hợp vào cột C của bảng sau:

A. Đối tượng chuyển động

B. Tốc độ (m/s)

C. Tốc độ (km/h)

Người đi bộ

15 đến 20

…?...

Người đi xe đạp

3 đến 4

…?...

Ô tô

1,5

…?...

Tàu hỏa

200 đến 300

…?...

Máy bay phản lực

10 đến 10

…?...

Hướng dẫn giải :

- Từ kiến thức thực tế, thiết lập sự so sánh vận tốc chuyển động của các vật như sau:

Vận tốc của: người đi bộ < người đi xe đạp < tàu hỏa < ô tô < máy bay phản lực

- Ta có: 1m/s = 3,6 km/h

Lời giải chi tiết :

A. Đối tượng chuyển động

B. Tốc độ (m/s)

C. Tốc độ (km/h)

Người đi bộ

1,5

5,4

Người đi xe đạp

3 đến 4

10,8 đến 14,4

Ô tô

15 đến 20

54 đến 72

Tàu hỏa

10 đến 20

36 đến 72

Máy bay phản lực

200 đến 300

720 đến 1080


Câu hỏi:

8.3

Tìm số thích hợp điền vào chỗ trống:

a) 10 m/s = …?... km/h.

b) …?... km/h = 15m/s

c) 45 km/h = …?... m/s.

d) 120 cm/s = …?... m/s = …?... km/h.

e) 120 km/h = …?... m/s = …?... cm/s.

Hướng dẫn giải :

Ta có: 1m/s = 3,6 km/h 1km/h = 5/18 m/s

1m/s = 100cm/s 1cm/s = 0,01 m/s

Lời giải chi tiết :

a) 10 m/s = 36 km/h.

b) 54 km/h = 15m/s

c) 45 km/h = 12,5 m/s.

d) 120 cm/s = 1,2 m/s = 4,32 km/h.

e) 120 km/h = 100/3 m/s = 10000/3 cm/s.


Câu hỏi:

8.4

Công thức tính vận tốc là

A. v = s.t

B. \(v = \frac{t}{s}\)

C. \(v = \frac{s}{t}\)

D. \(v = \frac{s}{{{t^2}}}\)

Lời giải chi tiết :

Đáp án C. \(v = \frac{s}{t}\)


Câu hỏi:

8.5

Ba bạn An, Bình, Đông học cùng lớp. Khi tan học, ba bạn đi cùng chiều trên đường về nhà. Tốc độ của An là 6,2 km/h, của Bình là 1,5 m/s, của Đông là 72m/phút. Kết luận nào sau đây là đúng?

A. Bạn An đi nhanh nhất.

B. Bạn Bình đi nhanh nhất.

C. Bạn Đông đi nhanh nhất.

D. Ba bạn đi nhanh như nhau.

Hướng dẫn giải :

- Để biết ai đi nhanh hơn, ta cần so sánh vận tốc của 3 bạn. Ai có vận tốc lớn nhất, người đó đi nhanh nhất.

- Để so sánh vận tốc, cần đổi vận tốc về cùng đơn vị m/s hoặc km/h.

- Ta có: 1km/h = 5/18 m/s , 1m/phút = 1/60 m/s

Lời giải chi tiết :

Chọn đáp án A. Bạn An đi nhanh nhất.

Đổi: 6,2 km/h = 1,72 m/s; 72 m/phút = 1,2 m/s

=> vAn > vBình > vĐông

=> An đi nhanh nhất


Câu hỏi:

8.6

Đường sắt Hà Nội – Đà Nẵng dài khoảng 880 km. Nếu tốc độ trung bình của một tàu hỏa là 55km/h thì thời gian tàu chạy từ Hà Nội đến Đã Nẵng là

A. 8h B. 16h C. 24h D. 32h

Hướng dẫn giải :

- Ta có: s = v.t => \(t = \frac{s}{v}\)

Lời giải chi tiết :

Chọn đáp án B. 16h

Thời gian tàu chạy từ Hà Nội đến Đã Nẵng là:

\(t = \frac{s}{v} = \frac{{880}}{{55}} = 16(h)\)


Câu hỏi:

8.7

Bạn Linh đi xe đạp từ nhà đến trường, trong 20 phút đầu đi được đoạn đường dài 6km. Đoạn đường còn lại dài 8km đi với tốc độ 12km/h. Tốc độ đi xe đạp của bạn Linh trên cả quãng đường từ nhà đến trường là

A. 15km/h B. 14km/h C. 7,5km/h D. 7km/h

Hướng dẫn giải :

- Ta có: \({v_{tb}} = \frac{{{s_1} + {s_2}}}{{{t_1} + {t_2}}}\); \(t = \frac{s}{v}\)

Lời giải chi tiết :

Chọn đáp án B. 14km/h

Đổi: 20 phút = 1/3 h

Thời gian bạn Linh đi quãng đường 8km là:

\(t = \frac{s}{v} = \frac{8}{{12}} = \frac{2}{3}(h)\)

Vận tốc trung bình của bạn Linh trên cả quãng đường là:

\({v_{tb}} = \frac{{{s_1} + {s_2}}}{{{t_1} + {t_2}}} = \frac{{6 + 8}}{{\frac{1}{3} + \frac{2}{3}}} = 14(km/h)\)


Câu hỏi:

8.8

Đội chạy tiếp sức 4×100 m nữ Việt Nam đã xuất sắc dành huy chương vàng ở SEA Games 29 khi đạt thành tích 43 s 88, phá kỉ lục SEA Games. Huy chương Bạc ở nội dung này thuộc về đội tuyển Thái Lan (44 s 62), huy chương đồng thuộc về đội tuyển Philippin (44 s 81). Tính tốc độ của mỗi đội tuyển trên đường đua.

Hướng dẫn giải :

- Ta có: \(v = \frac{s}{t}\)

Lời giải chi tiết :

Đổi: 43 s 88= 43,88 s 44 s 62 = 44,62 s 44 s 81= 44,81s

Tốc độ của đội tuyển Việt Nam là:

\(v = \frac{s}{t} = \frac{{4.100}}{{43,88}} \approx 9,12(m/s)\)

Tốc độ của đội tuyển Thái Lan là:

\(v = \frac{s}{t} = \frac{{4.100}}{{44,62}} \approx 8,96(m/s)\)

Tốc độ của đội tuyển Philippin là:

\(v = \frac{s}{t} = \frac{{4.100}}{{44,81}} \approx 8,93(m/s)\)


Câu hỏi:

8.9

Lúc 7h sáng, một mô tô đi từ thành phố Hồ Chí Minh đến Biên Hòa cách nhau 30km. Lúc 7 h 20 phút, mô tô còn cách Biên Hòa 10km. Hỏi nếu mô tô đi liên tục không nghỉ với tốc độ không thay đổi thì sẽ đến Biên Hòa lúc mấy giờ?

Hướng dẫn giải :

- Tính tốc độ của mô tô: \(v = \frac{s}{t}\)

- Tính thời gian đi hết quãng đường 30km: \(t = \frac{s}{v}\)

- Vậy mô tô đến Biên Hòa lúc: 7h + t

Lời giải chi tiết :

Kể từ lúc xuất phát, đến lúc 7h20 phút, mô tô đi được quãng đường là:

s = 30 – 10 = 20 (km)

Thời gian mô tô đi hết quãng đường trên là:

t = 7h20 – 7h = 20 phút = 1/3 h

Tốc độ của mô tô là:

\(v = \frac{s}{t} = \frac{{20}}{{\frac{1}{3}}} = 60(km/h)\)

Thời gian để mô tô đi hết quãng đường 30km là:

\(t = \frac{s}{v} = \frac{{30}}{{60}} = 0,5(h)\)

Vậy mô tô đến Biên Hòa lúc: 7h + 0,5h = 7h30 phút


Câu hỏi:

8.10

Trên một cung đường dốc gồm ba đoạn: lên dốc, đường bằng và xuống dốc. Một ô tô lên dốc hết 30 phút, chạy trên đoạn đường bằng với tốc độ 60km/h trong 10 phút, xuống dốc cũng trong 10 phút. Biết tốc độ khi lên dốc bằng nửa tốc độ trên đoạn đường bằng, tốc độ khi xuống dốc gấp 1,5 lần tốc độ trên đoạn đường bằng. Tính độ dài cung đường trên.

Hướng dẫn giải :

- Xác định vận tốc đi trên mỗi đoạn đường.

- Độ dài cả cung đường là: s = v1.t1 + v2.t2 + v3.t3

Lời giải chi tiết :

Đổi: 30 phút = 0,5 h 10 phút = 1/6 h

Theo bài ra ta có:

+ Vận tốc khi lên dốc là: v1 = v2/2 = 60/2 = 30(km/h)

+ Vận tốc khi xuống dốc là: v3 = 1,5.v2 = 1,5 . 60 = 90 (km/h)

Độ dài cả cung đường là:

s = v1.t1 + v2.t2 + v3.t3 = \(30.0,5 + 60.\frac{1}{6} + 90.\frac{1}{6} = 40(km)\)

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay, các dụng cụ thí nghiệm như kính hiển vi, ống nghiệm, hóa chất,...

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Môn Khoa Học Tự Nhiên là môn gì? Đây là môn học được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của các môn Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học và Khoa học Trái Đất. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là gộp các môn: Vật Lí, Hóa Học và Sinh Học ở chương trình THCS vào làm một.

Nguồn : Gia sư đất việt

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK