Tại sao cách đo tốc độ trong phòng thí nghiệm không phải là cách đo trực tiếp?
- Vì trong phòng thí nghiệm, người ta đo độ dài quãng đường chuyển động s và đo thời gian t, rồi tính vận tốc theo công thức \(v = \frac{s}{t}\) , nên đây không phải là cách đo trực tiếp.
Một bạn đo tốc độ đi học của mình bằng cách sau:
- Đếm bước đi từ nhà đến trường;
- Đo thời gian đi bằng đồng hồ bấm giây;
- Tính tốc độ bằng công thức \(v = \frac{s}{t}\);
Biết số bước bạn đó đếm được là 1212 bước, mỗi bước trung bình dài 0,5m và thời gian đi là 10 phút. Tính tốc độ đi của bạn đó.
- Tính quãng đường từ nhà đến trường.
- Tính tốc độ theo công thức \(v = \frac{s}{t}\)
Đổi 10 phút = 600 s
Tổng độ dài quãng đường bạn HS đã đi là:
s = 1212 . 0,5 = 606 (m)
Tốc độ đi của bạn đó là:
\(v = \frac{s}{t} = \frac{{606}}{{600}} = 1,01(m/s) = 3,636(km/h)\)
Camera của một thiết bị bắn tốc độ ghi được thời gian một ô tô chạy từ vạch mốc 1 sang vạch mốc 2, cách nhau 10 m là 0,50s. Hỏi ô tô có vượt quá tốc độ cho phép là 60km/h không?
- Tính tốc độ theo công thức \(v = \frac{s}{t}\)
- So sánh : + Nếu v > 60km/h => vượt quá tốc độ cho phép.
+ Nếu v < 60km/h => không vượt quá tốc độ cho phép.
Tốc độ của ô tô là:
\(v = \frac{s}{t} = \frac{{10}}{{0,5}} = 20(m/s) = 72(km/h)\)
Vì v = 72 km/h > 60 km/h => Ô tô chạy vượt quá tốc độ cho phép.
Sau đây là bảng ghi kết quả tốc độ của một ô tô đồ chơi chạy trên một tấm ghỗ đặt nằm nghiêng dài 60 cm.
Lần đo |
Quãng đường (cm) |
Thời gian đi (s) |
1 |
60 |
1,65 |
2 |
60 |
1,68 |
3 |
60 |
1,7 |
a) ĐCNN trên thước và đồng hồ bấm giây dùng trong thí nghiệm này là bao nhiêu?
b) Tính độ lớn trung bình của kết quả đo tốc độ ra m/s và km/h.
- ĐCNN là khoảng cách giữa hai vạch chia liên tiếp trên dụng cụ đo.
- Tính tốc độ theo công thức \(v = \frac{s}{t}\)
- Đổi đơn vị: 1km/h = 5/18 m/s
a) ĐCNN của thước là 1cm, ĐCNN của đồng hồ là 0,01s.
b)
Lần đo |
Tốc độ (m/s) |
Tốc độ (km/h) |
1 |
0,346 |
1,310 |
2 |
0,357 |
1,258 |
3 |
0,353 |
1,271 |
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay, các dụng cụ thí nghiệm như kính hiển vi, ống nghiệm, hóa chất,...
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Môn Khoa Học Tự Nhiên là môn gì? Đây là môn học được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của các môn Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học và Khoa học Trái Đất. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là gộp các môn: Vật Lí, Hóa Học và Sinh Học ở chương trình THCS vào làm một.
Nguồn : Gia sư đất việtLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK