Quan sát một phần bảng tính của dự án Trường học xanh trong Hình 9.1, em có nhận xét gì? Có cần chỉnh sửa, định dạng hay trình bày dữ liệu cho đẹp hơn không?
Quan sát Hình 9.1 và vận dụng sự hiểu biết của bản thân.
Bảng tính của dự án Trường học xanh trong Hình 9.1 chưa có vạch kẻ ô rõ ràng và đơn điệu. Chúng ta cần chỉnh sửa, định dạng cho bảng tính đẹp mắt và rõ ràng hơn.
1. Cột dữ liệu Trung bình cần điều chỉnh gì để hiển thị dễ đọc, dễ so sánh hơn?
2. Dữ liệu tại cột Chi phí nên trình bày lại như thế nào để phù hợp với dữ liệu số tiền?
Quan sát Hình 9.1 và nêu những điều cần điều chỉnh.
1. Cột dữ liệu Trung bình cần thu gọn và làm tròn số thập phân để dễ đọc, dễ so sánh hơn.
2. Dữ liệu tại cột Chi phí nên phân tách hàng triệu, hàng nghìn, hàng trăm,... và chọn định dạng tiền VND để phù hợp với dữ liệu là số tiền.
1. Theo em việc định dạng dữ liệu và trình bày bảng tính có khác nhau không?
2. Các lệnh trình bày bảng tính hay định dạng dữ liệu có làm thay đổi dữ liệu trên bảng tính không?
Dựa vào sự hiểu biết của bản thân
1. Theo em việc định dạng dữ liệu và trình bày bảng tính có khác nhau. Việc định dạng làm cho bảng tính gọn gàng, dễ hiểu và bắt mắt hơn.
2. Các lệnh trình bày bảng tính hay định dạng dữ liệu không làm thay đổi dữ liệu trên bảng tính.
Giả sử nhóm em lập bảng dữ liệu như Hình 9.12 để theo dõi tiến độ thực hiện dự án Trường học xanh. Dữ liệu được nhập vào bảng có thể là số liệu cụ thể hoặc có thể ghi chữ "Không” nếu lớp không có cây này, hoặc ghi "Đang làm” nếu lớp đã thực hiện nhưng chưa có số liệu, ghi "???” nếu chưa biết thông tin gì. Cột cuối cùng luôn tính Tổng số cây theo từng loại, hàng cuối sẽ đếm số loại cây đã trồng của mỗi lớp.
Các kết quả của bảng dữ liệu này có luôn đúng hay không? Vì sao?
Các hàm tính toán của bảng tính sẽ chỉ tính toán trên các ô chứa dữ liệu số và bỏ qua các ô chứa dữ liệu văn bản hoặc ô trống. Tính chất này giúp cho bảng dữ liệu luôn có kết quả đúng.
Các kết quả của bảng dữ liệu này có luôn đúng vì các hàm tính toán của bảng tính điện tử sẽ chỉ tính toán các ô chứa dữ liệu số và bỏ qua các ô chứa dữ liệu văn bản hoặc ô trống.
Trong bảng dữ liệu của Hình 9.12, các hàm sau sẽ cho kết quả bao nhiêu?
a) = COUNT(C6:I6)
b) = AVERAGE(C7:I7)
c) = MAX (C4:I8)
d) = SUM(C4:I8)
Dựa vào kiến thức trong ảnh
Trong bảng dữ liệu của Hình 9.12, các hàm sẽ cho kết quả là:
a) = COUNT(C6:I6): kết quả là 3.
b) = AVERAGE(C7:I7): kết quả là 15.
c) = MAX (C4:I8): kết quả là 20.
d) = SUM(C4:I8): kết quả là 190.
1. Có thể sao chép công thức từ trang tính này sang trang tính khác được không?
Vận dụng kiến thức đã học và sự hiểu biết của em
Có thể sao chép công thức từ trang tính này sang trang tính khác được.
2. Phần mềm bảng tính điện tử có thể gộp các ô trong một vùng không là hình chữ nhật không?
Vận dụng kiến thức đã học và sự hiểu biết của em
Phần mềm bảng tính điện tử chỉ có thể gộp các ô trong một vùng thành hình chữ nhật, không thể gộp thành các hình khác được.
1. Em hãy quan sát Bảng 5: Dự kiến phân bổ cây dự án Trường học xanh ở Hình 9.13 và hãy trả lời các câu hỏi sau:
a) Tổng số cây của toàn bộ khối 7 sẽ trồng là bao nhiêu?
b) Trung bình mỗi lớp sẽ trồng bao nhiêu cây?
Quan sát Hình 9.13
a) Tổng số cây của toàn bộ khối 7 sẽ trồng (ô L25) là 623 cây.
b) Trung bình mỗi lớp (ô M25) sẽ trồng 89 cây.
2. Dựa trên bảng Dự kiến phân bổ cây dự án Trường học xanh em hãy tính tỉ lệ phần trăm của từng loại cây được phân bổ so với chỉ tiêu đã giao.
Quan sát Hình 9.13
Công thức tính tỉ lệ phần trăm của Hoa Mười giờ so với chỉ tiêu đã giao là: =(L4/L25)*100
Công thức tính tỉ lệ phần trăm của Dạ yến thảo so với chỉ tiêu đã giao là: =(L5/ L25)*100
Công thức tính tỉ lệ phần trăm của Hoa Dừa cạn so với chỉ tiêu đã giao là: =(L6/ L25)*100
Công thức tính tỉ lệ phần trăm của Hoa Cúc vàng so với chỉ tiêu đã giao là: =(L7/ L25)*100
Công thức tính tỉ lệ phần trăm của Hoa Hồng so với chỉ tiêu đã giao là: =(L8/ L25)*100
=> Tỉ lệ phần trăm của từng loại cây hoa được phân bổ so với chỉ tiêu đã giao là:
Học Tin học cần sách giáo khoa, máy tính, vở ghi chép, bút mực và phần mềm học tập liên quan.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Tin học là môn khoa học nghiên cứu về quá trình tự động hóa thông tin bằng máy tính. Đây là nền tảng của kỷ nguyên số, mở ra những cơ hội mới trong mọi lĩnh vực từ y học đến truyền thông, và đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và xã hội.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK