Em hãy quan sát công thức là hàm trong Hình 8.1 và Hình 8.2 (chú ý quan sát kĩ công thức trong vùng nhập dữ liệu) và trả lời các câu hỏi sau:
1. Tên của hàm là gì?
2. Ý nghĩa của hàm?
3. Hàm có bao nhiêu tham số, các tham số của hàm là gì?
Quan sát Hình 8.1 và Hình 8.2
- Hình 8.1: Hàm SUM
1. Tên của hàm: SUM
2. Ý nghĩa của hàm: tính tổng.
3. Các tham số của hàm là: dãy bao gồm địa chỉ của vùng dữ liệu. Ví dụ B5:D7.
- Hình 8.2: Hàm AVERAGE
1. Tên của hàm: AVERAGE
2. Ý nghĩa của hàm: tính trung bình
3. Các tham số của hàm là: dãy bao gồm địa chỉ của vùng dữ liệu. Ví dụ B5:C7.
Theo em, nhập hàm vào bảng tính có giống như nhập dữ liệu thông thường không?
Cách nhập hàm tương tự như cách nhập công thức
Theo em, nhập hàm vào bảng tính cũng giống như nhập dữ liệu thông thường. Chúng ta sẽ nhập hàm theo cú pháp = <tên hàm> (<các tham số>). Ví dụ = SUM (B1:D10).
1. Hàm được nhập như thế nào?
Dựa vào thao tác trong Hình 8.3 và Hình 8.4
1. Hàm được nhập tương tự như cách nhập công thức:
- Bước 1: Nháy chuột vào ô cần tính toán hoặc vùng nhập dữ liệu để nhập hàm.
- Bước 2: Nhập dấu "=” và tên hàm chúng ta muốn tính, ví dụ = SUM(hoặc = AVERAGE). Sau đó dùng chuột đánh dấu vùng dữ liệu cần tính, gõ dấu ")” để đóng hàm. Nhấn Enter để kết thúc và kết quả sẽ hiện ra sau đó.
2. Các tham số của hàm có thể là địa chỉ ô hoặc vùng dữ liệu không?
Khi nhập thông tin vùng dữ liệu trong tham số của hàm có thể dùng chuột chọn các ô hoặc vùng này.
Các tham số của hàm có thể là địa chỉ ô hoặc vùng dữ liệu.
Em hãy xem lại dữ liệu của dự án Trường học xanh và cho biết em cần tính toán những gì? Các yêu cầu tính toán đó có thể diễn tả bằng các hàm như thế nào?
Lựa chọn các hàm SUM (tính tổng), AVERAGE (tính trung bình), MIN (tính giá trị nhỏ nhất), MAX (tính giá trị nhỏ nhất), COUNT (đếm) để thực hiện các yêu cầu.
Trong dữ liệu của dự án Trường học xanh em cần tính toán:
- Tổng số lượng cây trồng cần mua: dùng hàm SUM.
- Tổng số tiền cần phải chi: dùng hàm SUM.
- Tổng số lượng cây mỗi lớp sẽ trồng: dùng hàm SUM.
Mỗi hàm sau cho kết quả như thế nào?
a) SUM (1,3, "Hà Nội”, "Zero”, 5)
b) MIN (3,5, "One”, 1)
c) COUNT (1,3,5,7)
Dựa vào kiến thức trong ảnh
Kết quả của mỗi hàm là:
a) #VALUE!
b) #VALUE!
c) 4
1. Tại các ô K9, K17, K24 trong trang tính 4. Dự kiến kết quả có thể dùng công thức khác được không? Nếu có thì dùng công thức gì? Từ đó em rút ra điều gì?
Mỗi hàm đều có ý nghĩa tính toán riêng và làm đúng với chức năng của mình.
Tại các ô K9, K17, K24 trong trang tính 4. Dự kiến kết quả không thể dùng công thức khác vì tính tổng số cây chỉ có thể dùng hàm tính tổng SUM hoặc cộng từng số. Mỗi hàm đều có ý nghĩa tính toán riêng và làm đúng với chức năng của mình nên không thể dùng công thức có chức năng khác mà tính tổng được.
2. Các công thức sau đây có cho kết quả giống nhau hay không?
a) =SUM(C3:K3)
b) =C3 + SUM (D3:J3) + K3
c) =SUM(C3:G3) + SUM (H3:K3)
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học
Lời giải chi tiết:
Các công thức trên đều cho kết quả giống nhau.
3. Dựa trên dữ liệu của Bảng 4. Dự kiến phân bổ cây cho các lớp hãy thực hành để:
a) Tính số cây lớn nhất sẽ được trồng của mỗi lớp.
b) Tính số cây trung bình sẽ được trồng của các lớp.
- Tính số cây lớn nhất sẽ được trồng của mỗi lớp: dùng hàm MAX
- Tính số cây trung bình sẽ được trồng của các lớp: dung hàm AVERAGE
a) Tính số cây lớn nhất sẽ được trồng của mỗi lớp.
- Tại ô D20, nhập hàm = MAX(D4:D19)
- Sao chép dữ liệu tại ô D20 sang bên phải cho đến ô J20
b) Tính số cây trung bình sẽ được trồng của các lớp.
- Tại ô D21, nhập hàm = AVERAGE(D4:D19)
- Sao chép dữ liệu tại ô D21 sang bên phải cho đến ô J21
Em hãy tạo bảng tính và nhập dữ liệu ghi lại các khoản chi tiêu của gia đình em trong một tháng. Sử dụng các hàm để tính toán và trả lời những câu hỏi sau:
a) Tổng số tiền chi tiêu một tháng là bao nhiêu?
b) Khoản chi tiêu nhiều nhất, ít nhất là bao nhiêu?
c) Có bao nhiêu khoản đã chi?
d) Trung bình mỗi ngày chi khoảng bao nhiêu tiền?
Em hãy chia sẻ với bố mẹ em những kết quả em tính toán được để cùng cân đối chi tiêu gia đình sao cho hợp lí.
Lựa chọn các hàm SUM (tính tổng), AVERAGE (tính trung bình), MIN (tính giá trị nhỏ nhất), MAX (tính giá trị nhỏ nhất), COUNT (đếm) để thực hiện các yêu cầu.
a. Tổng số tiền chi tiêu 1 tháng (nhập hàm = SUM(C2:C9)) là 21,000,000
b. Khoản chi nhiều nhất (nhập hàm = MAX(C2:C9)) là 5,000,000
Khoản chi ít nhất (nhập hàm = MIN(C2:C9)) là 1,000,000
c. Số khoản đã chi (nhập hàm = COUNT(C2:C9)) là 8
d. Trung bình mỗi ngày chi (nhập hàm = AVERAGE(C2:C9)) là 700,000
-> Chia sẻ với bố mẹ em những kết quả em tính toán được để cùng cân đối chi tiêu gia đình sao cho hợp lí
Học Tin học cần sách giáo khoa, máy tính, vở ghi chép, bút mực và phần mềm học tập liên quan.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Tin học là môn khoa học nghiên cứu về quá trình tự động hóa thông tin bằng máy tính. Đây là nền tảng của kỷ nguyên số, mở ra những cơ hội mới trong mọi lĩnh vực từ y học đến truyền thông, và đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và xã hội.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK