Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời câu hỏi:
(1) Tác đất tấc vàng.
(2) Con trâu là đầu cơ nghiệp.
(3) Dâu non ngon miệng tắm.
(4) Sao mau thì mưa, sao thưa thì nắng.
(5) Đừng tham lợi nhỏ mà bỏ nghĩa lớn.
(6) Một nghề cho chín, hơn chín mười nghề.
(Nguyễn Xuân Chính (Chủ biên) - Nguyễn Thúy Loan - Phan Lan Hương – Nguyễn Luân, Kho tàng tục ngữ người Việt (tập 1, tập 2), Sđd)
Câu 1
Liệt kê các cặp vẫn ở các câu tục ngữ trên và rút ra nhận xét.
Chỉ ra các tiếng hiệp vần với nhau trong các câu tục ngữ và rút ra nhận xét.
- Các tiếng hiệp vần với nhau trong các câu tục ngữ:
+ tấc – tấc
+ trâu – đầu
+ non – ngon
+ mưa – thưa
+ nhỏ – bỏ
+ chín – chín
- Nhận xét: Các câu tục ngữ đều hiệp vần với nhau, tạo ra sự hài thanh, vần điệu làm cho câu tục ngữ trở nên dễ nhớ, dễ thuộc.
Câu 2
Hãy phân chia 6 câu tục ngữ trên thành các nhóm dựa trên kinh nghiệm mà tác giả dân gian rút ra được.
Căn cứ vào nội dung câu tục ngữ, chia các câu tục ngữ ra thành các nhóm khác nhau
Có thể chia 6 câu tục ngữ đã cho thành các nhóm như sau:
+ Nhóm 1: Kinh nghiệm về thời tiết (câu 4)
+ Nhóm 2: Kinh nghiệm về lao động sản xuất câu (1), (2), (3)
+ Nhóm 3: Kinh nghiệm về đời sống câu (5), (6)
Câu 3
Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của câu "Một nghề cho chín, hơn chín mười nghề.”? Em rút ra bài học gì cho bản thân từ câu tục ngữ trên?
Chỉ ra ý nghĩa câu tục ngữ “Một nghề cho chín, hơn chín mười nghề”. Từ đó rút ra bài học cho bản thân.
+ Câu “Một nghề cho chín, hơn chín mười nghề” có nghĩa là làm một nghề cho giỏi, cho thành thạo còn hơn biết nhiều nghề nhưng không giỏi hẳn một nghề nào.
+ Bài học: Mỗi người cần trau dồi, rèn luyện bản thân thành thạo một nghề chính để lấy đó làm nghề kiếm sống của mình, sau đó hãy nghĩ tới việc học và làm thêm các nghề khác.
Câu 4
Trong các câu tục ngữ trên, câu nào sử dụng biện pháp tu từ nổi quả? Hãy phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Chỉ ra câu tục ngữ có biện pháp tu từ nói quá và chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Câu tục ngữ có biện pháp tu từ nói quá là “tấc đất tấc vàng”
Tác dụng: Gây ấn tượng cho người đọc về giá trị quý báu của đất đai, xem đất đai quý giá như vàng nên con người cần phải khai thác và sử dụng đất hợp lí.
Câu 5
Hãy đặt một câu có sử dụng câu tục ngữ "Một nghề cho chín, hơn chín mười nghề.”
Đặt một câu có sử dụng câu tục ngữ “Một nghề cho chín, hơn chín mười nghề”
Tôi khuyên thật anh nên chú tâm vào một nghề thôi, một nghề cho chín, hơn chín mười nghề mà.
Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK