Trang chủ Lớp 7 SBT Văn 7 - Kết nối tri thức Đọc hiểu và thực hành tiếng Việt - Bài 6 Bài tập 3 trang 3 SBT Văn lớp 7 Kết nối tri thức: Đọc lại truyện Con mối và con kiến trong SGK (tr. 8 – 9) và trả lờ...

Bài tập 3 trang 3 SBT Văn lớp 7 Kết nối tri thức: Đọc lại truyện Con mối và con kiến trong SGK (tr. 8 – 9) và trả lờ...

Giải Bài tập 3 trang 3 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống - Đọc hiểu và thực hành tiếng Việt - Bài 6

Đọc lại truyện Con mối và con kiến trong SGK (tr. 8 – 9) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1

Mối đưa ra lí lẽ gì khi chọn lối sống lười lao động?

Hướng dẫn giải :

Tìm ra lí lẽ của mối cho lối sống lười lao động của mình.

Lời giải chi tiết :

Lí lẽ của mối khi chọn lối sống lười lao động là:

+ Lao động rất vất vả.

+ Người lao động khó nhọc thì gầy mòn, còn người ngồi hưởng thụ an nhàn thì béo tốt

Câu 2

Các từ ngữ: gầy, béo, ở ăn, nhà cao cửa rộng, tủ hòm,... trong lời thoại thể hiện mối tập trung quan tâm điều gì?

Hướng dẫn giải :

Chỉ ra các từ ngữ: gầy, béo, ở ăn, nhà cao của rộng, tủ hòm,... trong lời thoại thể hiện mối tập trung quan tâm đến điều gì. 

Lời giải chi tiết :

Các từ ngữ: gầy, béo, ở ăn, nhà cao của rộng, tủ hòm,... trong lời thoại thể hiện mối tập trung quan tâm đến cuộc sống an nhàn và sự hưởng thụ của bản thân.

Câu 3

Lí lẽ của kiến khi chọn lối sống chăm chỉ là gì?

Hướng dẫn giải :

Tìm những lí lẽ của kiến trong văn bản để nói về lối sống chăm chỉ của bản thân.

Lời giải chi tiết :

Lí lẽ của kiến khi chọn lối sống chăm chỉ là:

+ Kiến tuân thủ quy luật “có làm thì mới có ăn”, ăn mà không làm thì bao nhiêu của cải rồi cũng hết.

+ Sinh tồn là cuộc khó khăn, phải cố gắng chăm chỉ mới được bền lâu.

+ Lao động không chỉ vì nhu cầu của bản thân, mà còn bởi chăm lo cho tập thể

Câu 4

Các từ ngữ: sinh tồn, đi đời, đàn, tổ, xứ sở,... trong lời thoại cho thấy kiến tập trung quan tâm điều gì?

Hướng dẫn giải :

Chỉ ra các từ ngữ: sinh tồn, đi đời, đàn, tổ, xứ sở,… trong lời thoại cho thấy kiến tập trung quan tâm điều gì.

Lời giải chi tiết :

Các từ ngữ: sinh tồn, đi đời, đàn, tổ, xứ sở,… trong lời thoại cho thấy kiến tập trung quan tâm đến việc lao động, tạo ra của cải để sinh tồn và phát triển cuộc sống tập thể. 

Câu 5

Em có thiện cảm với mối hay kiến? Vì sao? Em có lí lẽ nào để biện hộ cho nhân vật còn lại không? Nếu có thì lí lẽ đó là gì?

Hướng dẫn giải :

Đưa ra quan điểm của bản thân về việc mình có thiện cảm với mối hay kiến. Lí giải điều đó. Sau đó đưa ra lí lẽ để biện hộ cho nhân vật còn lại.

Lời giải chi tiết :

+ Em có thiện cảm với nhân vật kiến. Bởi vì kiến là loài chăm chỉ làm việc, có định hướng đúng đắn cho bản thân (có làm thì mới có ăn) và biết quan tâm, lo lắng, nghĩ tới cái chung cho tập thể.

+ Nếu phải đưa ra lí lẽ biện hộ cho nhân vật mối, em nghĩ rằng ở một góc độ nào đó mối cũng có phần đúng của riêng mình. Em sẽ thay mối đưa ra lí lẽ rằng: “Chúng ta ai cũng muốn có được một cuộc sống nhàn hạ, không vất vả, được hưởng thụ những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Do đó, quan niệm sống của tôi là phù hợp với ước muốn của tôi và tôi hài lòng về điều đó.”

Câu 6

Theo em, tác giả căn cứ vào tập tính nào của mối và kiến để chọn những con vật này làm nhân vật trong truyện? Nếu muốn đổi nhân vật trong truyện ngụ ngôn này, em có thể chọn hai nhân vật nào khác để thay thể kiến và mối? Liệu có sự khác biệt gì khi đổi nhân vật như vậy?

Hướng dẫn giải :

Trình bày suy nghĩ của bản thân về việc tác giả căn cứ vào tập tính nào của kiến và mối để lựa chọn hai loài vật đó làm nhân vật đại diện cho tác phẩm của mình. Thử chọn hai nhân vật khác để thay thế cho kiến và mối. Chỉ ra sự khác biệt nếu thay đổi nhân vật.

Lời giải chi tiết :

Tác giả căn cứ vào tập tính sau của kiến và mối để lựa chọn hai loài vật đó làm nhân vật đại diện cho tác phẩm của mình:

+Tập tính của kiến: Kiến sống theo đàn, chăm chỉ làm việc, có kỉ luật,  thường tích luy thức ăn trong tổ để phục vụ cho cả đàn và đề phòng khi không kiếm thức ăn.

+Tập tính của mối: Mối là loài thường đục phá gỗ, lấy gỗ làm thức ăn. Chúng sẽ tấn công, đục khoét cho đến khi phần gỗ bị ruỗng (mục) hết.

- Có thể lấy hai nhân vật ong và gián để thay thế cho hai nhân vật trên. Nhưng khi thay đổi như vậy thi giá trị câu chuyện sẽ không được như trước. Bởi vì ong là loài vật sống chủ yếu trên tổ cao, gián lại là loài hay ở những xó ẩm thấp trong nhà. Hai loài vật này ít có cơ hội gặp nhau để nói chuyện với nhau như kiến và mối. Do đó, khi thay thế nhân vật, câu chuyện sẽ mất đi tính gần gũi, chân thực hơn.

Dụng cụ học tập

Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK