Tại sao tường của nhà hát, phòng hòa nhạc, rạp chiếu phim thường được làm sần sùi hoặc treo, phủ rèm nhung, len, dạ, …? |
Liên hệ thực tế.
Tường của nhà hát, phòng hòa nhạc, rạp chiếu phim thường được làm sần sùi hoặc treo, phủ rèm nhung, len, dạ, … để cách âm với bên ngoài, chống ô nhiễm tiếng ồn.
Tìm ví dụ về phản xạ âm. |
Liên hệ thực tiễn
Ví dụ về phản xạ âm:
- Khi nói xuống giếng nước ta sẽ nghe được tiếng nói của chính mình vọng lại.
- Khi nói to trong hang động.
- Khi nói to trong phòng lớn và trống.
Tại sao khi nói to trong phòng lớn thì nghe được tiếng vang, nhưng nói to như thế trong phòng nhỏ lại không nghe được tiếng vang? |
Sử dụng lý thuyết phản xạ âm.
Liên hệ thực tế.
Cả hai phòng lớn và nhỏ đều có âm phản xạ nhưng chỉ phòng lớn ta mới nghe được âm phản xạ nhờ có tiếng vang. Còn phòng nhỏ thì ta nghe được âm phản xạ và âm phát ra gần như cùng một lúc do tốc độ truyền âm thanh trong không khí là 340 m/s nên ta không nghe được tiếng vang.
Người ta thường ứng dụng sự phản xạ của sóng âm có tần số rất lớn (hơn 20000Hz) để xác định độ sâu của biển. Hãy sử dụng hình 14.2 để giải thích ứng dụng này. |
Sử dụng lý thuyết phản xạ âm.
Để xác định độ sâu của biển, người ta thường dùng một chiếc tàu néo cố định trên mặt biển, cho tàu phát ra sóng âm có tần số rất lớn (hơn 20000Hz) theo phương thẳng đứng xuống dưới. Sóng âm này khi đến đáy biển sẽ bị phản xạ trở lại. Người ta xác định thời gian từ lúc phát ra sóng âm đến khi thu được âm phản xạ. Từ đó suy ra khoảng cách từ mặt nước đến đáy biển.
Thí nghiệm Dụng cụ: Hộp làm bằng vật liệu cách âm (1); một tấm gỗ nhẵn, một tấm gỗ sần sùi, một tấm xốp mềm hình chữ nhật cùng kích cỡ dùng làm tấm phản xạ âm (2); một chiếc đồng hồ để bàn nhỏ làm nguồn âm (3); giá đỡ tấm phản xạ âm (4). Tiến hành: Bước 1: Gắn tấm phản xạ âm bằng gỗ nhẵn lên giá thí nghiệm, đặt tai tại vị trí như trên Hình 14.3, lắng nghe âm truyền từ nguồn tới tấm gỗ nhẵn và phản xạ đến tai. Bước 2: Lần lượt thay tấm gỗ nhẵn bằng tấm xốp và tấm gỗ sần sùi, lặp lại thí nghiệm như bước 1. Rút ra nhận xét vật nào phản xạ âm tốt, vật ào phản xạ âm kém. |
Thực hiện thí nghiệm
Học sinh tự thực hiện thí nghiệm
Nhận xét:
+ Vật liệu có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt.
+ Vật liệu có bề mặt sần sùi và vật liệu mềm, xốp thì phản xạ âm kém.
Trong những vật dưới đây, vật nào phản xạ âm tốt, phản xạ âm kém: Ghế đệm mút; mặt gương; tấm xốp; rèm nhung; mặt đá hoa; mặt tường gạch; tấm kim loại; tấm bìa; mặt nước. |
- Vật liệu cứng có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt.
- Vật liệu có bề mặt sần sùi và vật liệu mềm, xốp thì phản xạ âm kém.
- Vật phản xạ âm tốt: mặt gương, mặt đá hoa, mặt tường gạch.
- Vật phản xạ âm kém: ghế đệm mút, tấm xốp, rèm nhung
Trả lời câu hỏi ở phần mở đầu bài học. |
Vận dụng kiến thức đã học
Tường của nhà hát, phòng hòa nhạc, rạp chiếu phim thường được làm sần sùi hoặc treo, phủ rèm nhung, len dạ, …vì những vật đó phản xạ âm kém, giúp cách âm với bên ngoài, chống ô nhiễm tiếng ồn.
Âm thanh nào dưới đây là tiếng ồn? a) Tiếng xe cứu thương. b) Tiếng học sinh phát biểu trong lớp. c) Tiếng sấm. d) Tiếng máy khoan bê tông kéo dài liên tục gần như khu dân cư. e) Tiếng ồn từ khu chợ gần lớp học. g) Tiếng hát karaoke vào đêm khuya. |
Những âm thanh to, kéo dài có thể có hại đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người gọi là tiếng ồn.
Âm thanh là tiếng ồn là: d, e, g.
Hãy tìm hiểu thêm các ví dụ trong thực tế về ô nhiễm tiếng ồn. |
Liên hệ thực tế.
+ Tiếng xe cộ đi lại trong giờ cao điểm
+ Tiếng máy khoan, máy đục, máy phá nhà khi thi hành tại nơi công trường.
Hãy thảo luận nhóm và cho biết mục đích của các biện pháp nêu trên |
Vận dụng kiến thức đã học
Mục đích của các biện pháp nêu ở trang 70 là chống ô nhiễm tiếng ồn.
Giả sử ngôi nhà gia đình em đang sinh sống ở ngay gần một khu chợ hoặc bến xe, em hãy chỉ ra những tiếng ồn gây ảnh hưởng đến sức khỏe và đề xuất biện pháp để làm giảm những ảnh hưởng này. |
Vận dụng những kiến thức đã học
Những tiếng ồn gây ảnh hưởng đến sức khỏe là:
+ Tiếng của người bán hàng, mua hàng, tranh cãi nhau
+ Tiếng xe đi lại
Biện pháp:
Sử dụng cửa cách âm để làm giảm tiếng ồn đến tai.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay, các dụng cụ thí nghiệm như kính hiển vi, ống nghiệm, hóa chất,...
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Môn Khoa Học Tự Nhiên là môn gì? Đây là môn học được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của các môn Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học và Khoa học Trái Đất. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là gộp các môn: Vật Lí, Hóa Học và Sinh Học ở chương trình THCS vào làm một.
Nguồn : Gia sư đất việtLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK