Trang chủ Lớp 7 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Chương 4: Âm thanh Bài 12. Sóng âm trang 60, 61, 62, 63 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức: Trong lịch sử, khi phương tiện truyền thông còn chưa phát triển, để phát hiện quân địch đang di chuyển bằng...

Bài 12. Sóng âm trang 60, 61, 62, 63 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức: Trong lịch sử, khi phương tiện truyền thông còn chưa phát triển, để phát hiện quân địch đang di chuyển bằng...

Trả lời bài 12. Sóng âm trang 60, 61, 62, 63 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức. Trong lịch sử, khi phương tiện truyền thông còn chưa phát triển, để phát hiện quân địch đang. Tìm thêm ví dụ về dao động. Hãy tìm thêm ví dụ về sự truyền dao động tạo thành sóng...Trong lịch sử, khi phương tiện truyền thông còn chưa phát triển, để phát hiện quân địch đang di chuyển bằng ngựa

Câu hỏi:

Câu hỏi trang 60 Mở đầu

Trong lịch sử, khi phương tiện truyền thông còn chưa phát triển, để phát hiện quân địch đang di chuyển bằng ngựa, người ta lại áp tai xuống đất và có thể nghe được tiếng vó ngựa cách xa vài kilômét. Tại sao?

Hướng dẫn giải :

Vận dụng kiến thức thực tế.

Lời giải chi tiết :

Để phát hiện quân địch đang di chuyển bằng ngựa, người ta lại áp tai xuống đất và có thể nghe được tiếng vó ngựa cách xa vài kilomet vì âm thanh truyển trong môi trường chất rắn tốt hơn môi trường chất lỏng và chất khí.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 60 Câu hỏi

Tìm thêm ví dụ về dao động.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào khái niệm dao động: Các chuyển động qua lại quanh một vị trí cân bằng được gọi là dao động.

Lời giải chi tiết :

Ví dụ về dao động:

- Một lò xo được cố định một đầu được treo thẳng đứng, gắn một quả nặng vào đầu kia của lò xo thấy lò xo di chuyển lên xuống.

- Chuyển động của con lắc trong đồng hồ quả lắc.

- Dao động khi em bé chơi xích đu.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 61 Câu hỏi

Hãy tìm thêm ví dụ về sự truyền dao động tạo thành sóng.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào khái niệm: sóng là sự lan truyền dao động trong môi trường.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 61 Hoạt động

Hãy thực hiện thí nghiệm đơn giản sau: gảy đàn (Hình 12.4b), gõ vào âm thoa (Hình 12.4d) để chứng tỏ âm truyền được trong không khí.

Lời giải chi tiết :

Học sinh tự thực hành.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 61 Câu hỏi

Tìm thêm ví dụ về vật dao động phát ra âm thanh.

Hướng dẫn giải :

Nguồn âm là nguồn phát ra âm, các nguồn âm đều dao động.

Lời giải chi tiết :

Ví dụ về vật dao động phát ra âm thanh:

- Âm thanh phát ra từ màng loa

- Âm thanh phát ra từ tiếng chuông nhà chùa

- Âm thanh phát ra từ dây đàn khi đánh đàn ghi-ta.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 62 Câu hỏi 1

Tìm thêm ví dụ cho thấy sóng âm truyền từ nguồn âm theo mọi phương ra môi trường xung quanh.

Hướng dẫn giải :

Sóng âm là sự lan truyền dao động của nguồn âm trong môi trường.

Lời giải chi tiết :

Khi đánh trống, mặt trống dao động làm cho lớp không khí tiếp xúc với nó dao động. Lớp không khí dao động này lại làm cho lớp không khí kế tiếp dao động. Cứ thế các dao động của nguồn âm được không khí truyền tới tai ta, làm cho màng nhĩ dao động. Do đó ta nghe thấy âm phát ra từ nguồn âm.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 62 Câu hỏi 2

Trong Hình 12.6, khi bạn A úp cốc vào tai thì nghe được tiếng bạn B nói, nhưng nếu bạn A đưa cốc ra xa tai thì không nghe được tiếng bạn B nói. Hiện tượng này chứng tỏ điều gì; có thể rút ra nhận xét gì về môi trường truyền âm?

image

Hướng dẫn giải :

Quan sát hình 12.6.

Lời giải chi tiết :

- Hiện tượng này chứng tỏ âm thanh được truyền qua sợi dây giúp bạn A nghe được tiếng bạn B nói.

- Nhận xét: Âm thanh truyền qua môi trường chất rắn.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 62 Hoạt động

Trong thí nghiệm mô tả ở hình 12.7 khi nhúng hộp đựng đồng hồ báo thức đang kêu vào nước thì có còn nghe tiếng chuông báo thức không? Làm thí nghiệm kiểm tra để chứng tỏ âm truyền được trong chất lỏng.

image

Hướng dẫn giải :

Vận dụng kiến thức thực tế.

Lời giải chi tiết :

- Trong thí nghiệm mô tả ở hình 12.7 khi nhúng hộp đựng đồng hồ báo thức đang kêu vào nước thì ta vẫn còn nghe được tiếng chuông báo thức.

- Học sinh tự làm thí nghiệm kiểm chứng.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 63 Câu hỏi 1

Tìm thêm ví dụ về âm truyền trong chất khí, chất rắn và chất lỏng.

Hướng dẫn giải :

Liên hệ thực tiễn

Lời giải chi tiết :

Ví dụ:

- Áp tai xuống đất có nghe thấy tiếng bước chân => truyền qua chất rắn.

- Con người nói chuyện với nhau => truyền qua chất khí

- Khi lặn dưới nước ta vẫn nghe được tiếng của bọt nước quanh ta => truyền qua chất lỏng.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 63 Câu hỏi 2

Hãy trả lời câu hỏi nêu ra ở phần mở đầu của bài học.

Hướng dẫn giải :

Vận dụng kiến thức đã học

Lời giải chi tiết :

Vì âm thanh truyền được qua môi trường chất rắn.


Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay, các dụng cụ thí nghiệm như kính hiển vi, ống nghiệm, hóa chất,...

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Môn Khoa Học Tự Nhiên là môn gì? Đây là môn học được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của các môn Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học và Khoa học Trái Đất. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là gộp các môn: Vật Lí, Hóa Học và Sinh Học ở chương trình THCS vào làm một.

Nguồn : Gia sư đất việt

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK