? mục 1
Đọc thông tin trong mục và quan sát hình 4 (trang 131), hãy.
- Xác định phạm vi môi trường xích đạo ở châu Phi.
- Trình bày cách thức con người khai thác, bảo vệ thiên nhiên ở môi trường xích đạo.
Đọc thông tin trong mục 1 (Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở môi trường xích đạo) và quan sát hình 4.
- Phạm vi môi trường xích đạo ở châu Phi: gồm bồn địa Công-gô và duyên hải phía bắc vịnh Ghi- nê.
- Cách thức con người khai thác, bảo vệ thiên nhiên ở môi trường xích đạo:
+ Trồng cây quanh năm, gối vụ và xen canh nhiều loại cây (nhờ nhiệt độ và độ ẩm cao).
+ Hình thành các khu vực chuyên canh cây công nghiệp (cọ dầu, ca cao,...) theo quy mô lớn để xuất khẩu hoặc cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến.
+ Tích cực trồng và bảo vệ rừng (do tầng mùn trong đất không dày, lớp phủ thực vật bị tàn phá nhiều nên dễ bị rửa trôi).
? mục 2
Đọc thông tin trong mục 2 và quan sát hình 4 (trang 131), hãy:
- Xác định phạm vi môi trường nhiệt đới ở châu Phi.
- Trình bày cách thức để con người khai thác, bảo vệ thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới.
Đọc thông tin trong mục 2 (Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới) và quan sát hình 4.
- Phạm vi môi trường nhiệt đới ở châu Phi: gần như trùng với ranh giới đới khí hậu cận xích đạo (khoảng 20°B - 20°N).
- Cách thức để con người khai thác, bảo vệ thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới:
Cách thức để con người khai thác:
+ Những vùng khô hạn như xa van ở Nam Xa-ha-ra: canh tác phổ biến theo hình thức nương rẫy. Cây trồng chính lạc, bông, kê,...; chăn nuôi dê, cừu,... theo hình thức chăn thả.
+ Những vùng khí hậu nhiệt đới ẩm như Đông Nam Phi: hình thành các vùng trồng cây ăn quả (chuối,...) và cây công nghiệp (chè, thuốc lá, bông….) với mục đích xuất khẩu.
+ Khai thác xuất khẩu khoáng sản (vàng, đồng, chì, dầu mỏ, khí tự nhiên,...), một số nước phát triển công nghiệp chế biến.
Bảo vệ thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới:
+ Xây dựng các công trình thủy lợi nhằm đảm bảo nguồn nước cho nông nghiệp và sinh hoạt.
+ Một số quốc gia đã thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, để bảo vệ hệ sinh thái cũng như phát triển du lịch.
? mục 3
Đọc thông tin trong mục 3 và quan sát hình 4 (trang 131), hãy:
- Xác định phạm vi môi trường hoang mạc ở châu Phi.
- Trình bày cách thức để con người khai thác, bảo vệ thiên nhiên ở môi trường hoang mạc.
Đọc thông tin trong mục 3 (Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở môi trường hoang mạc) và quan sát hình 4.
- Phạm vi môi trường hoang mạc ở châu Phi: gồm hoang mạc Xa-ha-ra ở Bắc Phi; hoang mạc Ca-la-ha-ri, hoang mạc Na-mip ở Nam Phi.
- Cách thức để con người khai thác, bảo vệ thiên nhiên ở môi trường hoang mạc:
Cách thức để con người khai thác:
+ Khu vực ốc đảo: trồng cây ăn quả (cam, chanh,...), chà là và 1 số cây lương thực (lúa mạch,...) trên những mảnh ruộng nhỏ.
+ Chăn nuôi gia súc (dê, lạc đà,...) dưới hình thức du mục.
+ Nhờ tiến bộ của kỹ thuật khoan sâu, nhiều mỏ dầu khí lớn, các mỏ khoáng sản và các túi nước ngầm được phát hiện => đem lại nguồn thu lớn.
Bảo vệ thiên nhiên ở môi trường hoang mạc:
Các nước trong khu vực đã có nhiều biện pháp như hợp tác để thành lập “vành đai xanh” chống hoang mạc hóa,...
? mục 4
Đọc thông tin trong mục 4 và quan sát hình 4 (trang 131), hãy:
- Xác định phạm vi môi trường cận nhiệt ở châu Phi.
- Trình bày cách thức con người khai thác thiên nhiên ở môi trường cận nhiệt.
Đọc thông tin trong mục 4 (Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở môi trường cận nhiệt) và quan sát hình 4.
- Phạm vi môi trường cận nhiệt ở châu Phi: gồm dãy At-lat và vùng đồng bằng ven biển Bắc Phi, vùng cực nam châu Phi.
- Cách thức con người khai thác thiên nhiên ở môi trường cận nhiệt:
+ Trồng các loại cây ăn quả (nho, cam, chanh, ô liu,...) và một số cây lương thực (lúa mì, ngô).
+ Chăn nuôi gia súc chính là cừu.
+ Phát triển hoạt động khai thác khoáng sản: trung tâm lớn của thế giới về khai thác dầu (An-giê-ri), đứng đầu thế giới về khai thác vàng, kim cương (Cộng hòa Nam Phi).
+ Phát triển du lịch.
Luyện tập
Giải bài luyện tập trang 137 SGK Lịch sử và Địa lý 7
Hãy lập bảng so sánh cách thức con người khai thác thiên nhiên ở môi trường xích đạo và môi trường nhiệt đới châu Phi.
Dựa vào kiến thức đã học về cách thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở môi trường xích đạo và môi trường nhiệt đới châu Phi để trả lời câu hỏi.
Môi trường xích đạo |
Môi trường nhiệt đới |
+ Trồng cây quanh năm, gối vụ và xen canh nhiều loại cây. + Hình thành các khu vực chuyên canh cây công nghiệp (cọ dầu, ca cao,...) theo quy mô lớn để xuất khẩu hoặc cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến. |
+ Những vùng khô hạn canh tác phổ biến theo hình thức nương rẫy, chăn nuôi theo hình thức chăn thả. + Những vùng khí hậu nhiệt đới ẩm hình thành các vùng trồng cây ăn quả (chuối,...) và cây công nghiệp (chè, thuốc lá, bông….) với mục đích xuất khẩu. + Khai thác xuất khẩu khoáng sản (vàng, đồng, chì, dầu mỏ, khí tự nhiên,...), một số nước phát triển công nghiệp chế biến. |
Vận dụng
Giải bài vận dụng trang 137 SGK Lịch sử và Địa lý 7
Tìm hiểu về hoang mạc Xa-ha-ra.
Dựa vào hiểu biết của bản thân và tìm hiểu thông tin trên Internet.
- Xa-ha-ra là hoang mạc nóng lớn nhất và khắc nghiệt nhất trên thế giới.
- Với diện tích 9,4 triệu km2, Xa-ha-ra bao trùm hầu hết Bắc Phi.
- Nhiều người nghĩ về hoang mạc Xa-ha-ra: một biển các đụn cát. Trên thực tế, địa hình ở đây khá đa dạng như cao nguyên đá tảng, những vùng đồng bằng rộng lớn bao phủ bởi sỏi, thung lũng khô cằn và cả những vùng đất mặn.
- Về dân cư, Xa-ha-ra có diện tích tương đương với Hoa Kì nhưng chỉ có 2,5 triệu người sinh sống. Họ chủ yếu tập trung ở Ai Cập, Ma Rốc và An-gê-ri.
- Lạc đà là loài động vật rất thích hợp sống ở sa mạc Xa-ha-ra, nó có thể thích nghi với điều kiện sống khắc nghiệt nơi đây và là phương tiện chủ yếu để di chuyển qua sa mạc rộng lớn này.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...
Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạoLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK