Câu 1
Điền vào chỗ trống những từ chỉ hoạt động của mỗi người, mỗi vật sau theo mẫu.
Em đọc kĩ đoạn văn sau để tìm những từ chỉ hoạt động của mỗi người, mỗi vật và điền vào chỗ trống:
Cái đồng hồ tích tắc, tích tắc, bảo phút, bảo giờ. Con gà trống gáy vang ò ó o, bảo cho mọi người biết trời sắp sáng, mau mau thức dậy. Con tu hú kêu tu hủ, tu hú. Thế là sắp đến mùa vải chín. Chim bắt sâu, bảo vệ mùa màng. Cành đào nở hoa cho Sắc xuân thêm rực rỡ, ngày xuân thêm tưng bừng. Chim cú mèo chập tối đứng trong hốc cây rúc củ có cũng làm việc có ích cho đồng ruộng.
Như mọi vật, mọi người, bé cũng làm việc. Bé làm bài. Bé đi học. Học xong, bé quét nhà, nhặt rau, chơi với em đỡ mẹ.
Câu 2
Nối từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo câu nêu hoạt động.
Em đọc kĩ nội dung ở 2 cột để nối thành câu thích hợp.
Câu 3
Theo em, vì sao bạn nhỏ trong bài đọc luôn luôn bận rộn mà lúc nào cũng vui?
Em suy nghĩ và trả lời.
Theo em, bạn nhỏ trong bài đọc luôn bận rộn nhưng lúc nào cũng vui là vì bạn cảm thấy mình làm được những việc có ý nghĩa.
Câu 4
Điền những chữ cái còn thiếu vào chỗ trống.
Em đọc tên chữ cái ở cột thứ ba rồi tìm chữ cái tương ứng và điền vào cột thứ 2.
Câu 5
Viết tên các cuốn sách dưới đây theo đúng thứ tự trong bảng chữ cái.
Em quan sát các cuốn sách trong tranh và chỉ ra chữ cái đầu tiên của các cuốn sách
- Hoa mào gà: chữ H
- Gà trống nhanh trí: chữ G
- Ông Cản Ngũ: chữ Ô
- Nàng tiên Ốc: chữ N
- Kiến và chim bồ câu: chữ K
Em sắp xếp các chữ cái H, G, Ô, N, K theo thứ tự bảng chữ cái. Đó cũng chính là thứ tự của các cuốn sách.
Thứ tự các cuốn sách được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái như sau:
1. Gà trống nhanh trí
2. Hoa mào gà
3. Kiến và chim bồ câu
4. Nàng tiên Ốc
5. Ông Cản Ngũ
Câu 6
Viết từ chỉ sự vật vào chỗ trống (theo mẫu).
Em dựa vào từ ngữ chỉ công dụng của đồ vật, hoạt động của con người ở cột bên phải để tìm những từ chỉ sự vật thích hợp và điền vào chỗ trống.
Câu 7
Gạch chân 5 từ ngữ chỉ hoạt động trong đoạn văn sau.
Bé làm bài. Bé đi học. Học xong, bé quét nhà, nhặt rau, chơi với em đỡ mẹ. Bé luôn bận rộn, mà lúc nào cũng vui.
Em đọc đoạn văn, tìm 5 từ ngữ chỉ hoạt động của bé và gạch chân.
Những từ ngữ chỉ hoạt động trong đoạn văn là: làm bài, đi học, quét nhà, nhặt rau, chơi với em.
Bé làm bài. Bé đi học. Học xong, bé quét nhà, nhặt rau, chơi với em đỡ mẹ. Bé luôn bận rộn, mà lúc nào cũng vui.
Câu 8
Viết một câu về một việc em làm ở nhà.
Em tự liên hệ bản thân đã làm những việc gì ở nhà, lựa chọn 1 việc để viết một câu nói về việc làm đó.
- Em làm bài tập về nhà.
- Em tưới cây giúp bố.
- Em lấy tăm mời ông bà.
- Em rửa bát giúp mẹ.
Câu 9
Viết 2 – 3 câu kể về một việc em đã làm ở nhà
G:
- Em đã làm được việc gì?
- Em đã làm việc đó như thế nào?
- Nêu suy nghĩ của em khi làm xong việc đó?
Em lựa chọn 1 việc em đã làm ở nhà và dựa vào gợi ý để viết.
- Mỗi khi ăn cơm xong, em thường cùng mẹ rửa bát. Mẹ là người rửa bằng xà phòng còn em tráng lại bằng nước. Em rất vui vì có thể giúp mẹ làm việc nhà.
- Chiều nào em cũng tưới cây giúp bố. Đi học về, em thường lấy nước vào bình và mang ra tưới cho những cây hoa bố trồng trong vườn. Nhìn những cây hoa ngày càng lớn, em cảm thấy rất hạnh phúc.
Học môn Tiếng Việt thì chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, tẩy, và sách tham khảo thêm như từ điển Tiếng Việt.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam và là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam. Tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là biểu tượng văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 2 - Năm học thứ hai, chúng ta đã quen với việc học tập và có những người bạn thân thiết. Hãy tiếp tục học tập chăm chỉ và tận hưởng niềm vui khi khám phá những điều mới mẻ!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK