Bài tập 1
Bài tập 1 (trang 34, VTH Ngữ văn 6, tập 2)
Để kể lại một truyện cổ tích bằng lời của nhân vật, cần tiến hành các bước:
Xem lại phần chuẩn bị nói nghe trong SGK.
- Trước khi nói
+ Chuẩn bị nội dung nói: Đọc lại nhiều lần bài viết đã có của mình; Tóm tắt thành đề cương, đánh dấu những chi tiết, sự kiện quan trọng không thể bỏ qua.
+ Tập luyện: Tập luyện trước nhóm bạn hoặc người thân và nhờ họ nhận xét, góp ý để hoàn thiện bài nói.
- Trình bày bài nói: Linh hoạt giọng kể, cử chỉ.
Bài tập 2
Bài tập 2 (trang 34, VTH Ngữ văn 6, tập 2)
Những chi tiết, sự kiện quan trọng và điều cần chú ý khi trình bày bài nói kể lại một truyện cổ tích bằng lời nhân vật:
Xem lại phần chuẩn bị nói nghe trong SGK.
- Chọn ngôi kể và đại từ tương ứng: Ngôi thứ nhất.
- Chọn lời kể phù hợp: Cần xác định được giới tính, tuổi tác, địa vị,... của nhân vật đã lựa chọn lời kể phù hợp (cách xưng hô, dùng từ ngữ,...). Cần phù hợp với nội dung câu chuyện được kể, bối cảnh kể.
- Ghi những nội dung chính của câu chuyện
- Lập dàn ý.
Bài tập 3
Bài tập 3 (trang 35, VTH Ngữ văn 6, tập 2)
Những điều cần trao đổi giữa người nói và người nghe sau khi bài nói được thực hiện:
Xem lại phần chuẩn bị nói nghe trong SGK.
- Trao đổi lại với người nói về nội dung và cách trình bày câu chuyện.
- Nhận xét về bài kể (về nội dung hay cách thức kể chuyện) và đề xuất cách giải quyết theo hướng: Nếu là người nói, em sẽ kể những gì và kể như thế nào?
- Giải thích thêm về ý tưởng, cách tổ chức cốt truyện, cách đóng vai hoặc cách kể lại câu chuyện của mình; tiếp thu ý kiến góp ý về bài kể; nêu những ý tưởng, cách thức mới sau khi được nghe góp ý.
- Trao đổi lại với các ý kiến nhận xét của người nghe.
Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 6 - Năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, mọi thứ đều mới mẻ và đầy thách thức. Hãy tự tin làm quen với bạn bè mới và đón nhận những cơ hội học tập thú vị!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK