Trang chủ Lớp 6 Vở thực hành Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức) Bài 7. Thế giới cổ tích Bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 32 Vở thực hành Văn 6: Thực hành viết trang 32...

Bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 32 Vở thực hành Văn 6: Thực hành viết trang 32...

Giải Bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6 - Thực hành viết trang 32 vở thực hành ngữ văn 6 - Bài 7. Thế giới cổ tích. Truyện cổ tích thường kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ...Sáng hôm đó, khi vừa thức dậy, tôi đã nhìn thấy trên cây khế có một con chim to với bộ lông sặc sỡ đang

Bài tập 1

Bài tập 1 (trang 32, VTH Ngữ văn 6, tập 2)

Truyện cổ tích thường kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ:

Hướng dẫn giải :

Xem lại kiến thức về truyện cổ tích trong SGK.

Lời giải chi tiết :

Truyện cổ tích thường kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba.


Bài tập 2

Bài tập 2 (trang 32, VTH Ngữ văn 6, tập 2)

Khi đóng vai nhân vật để kể lại một chuyện cổ tích, người kể chuyện kể chuyện ở ngôi thứ:

Hướng dẫn giải :

Xem lại kiến thức về truyện cổ tích trong SGK.

Lời giải chi tiết :

Khi đóng vai nhân vật để kể lại một chuyện cổ tích, người kể chuyện kể chuyện ở ngôi thứ: nhất


Bài tập 3

Bài tập 3 (trang 32, VTH Ngữ văn 6, tập 2)

Mục đích của việc đóng vai nhân vật để kể lại một truyện cổ tích:

Hướng dẫn giải :

Dựa vào kiểu biết cá nhân trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

- Câu chuyện trở nên chân thực hơn.

- Nhân vật bộc lộ được tâm trạng, tình cảm dễ dàng hơn

- Người đọc hiểu rõ về nhân vật hơn.


Bài tập 4

Bài tập 4 (trang 32, VTH Ngữ văn 6, tập 2)

Những việc cần làm trước khi đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích:

Hướng dẫn giải :

Xem lại kiến thức về việc đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích.

Lời giải chi tiết :

- Chọn ngôi kể và đại từ tương ứng: Ngôi thứ nhất.

- Chọn lời kể phù hợp: Cần xác định được giới tính, tuổi tác, địa vị,... của nhân vật đã lựa chọn lời kể phù hợp (cách xưng hô, dùng từ ngữ,...). Cần phù hợp với nội dung câu chuyện được kể, bối cảnh kể.

- Ghi những nội dung chính của câu chuyện

- Lập dàn ý.


Bài tập 5

Bài tập 5 (trang 32, VTH Ngữ văn 6, tập 2)

Dàn ý để viết bài kể lại truyện cổ tích đã chọn:

Hướng dẫn giải :

Xem lại kiến thức về việc đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích.

Lời giải chi tiết :

MỞ BÀI

Tôi sinh ra trong một gia đình nông dân. Vì chăm chỉ làm lụng nên bố mẹ tội cũng có của ăn của để, hi vọng sau này cho anh em tôi làm vốn sinh nhai.

THÂN BÀI

Kể sự việc 1

Cha mẹ tôi mất đột ngột. Anh trai tôi đã không làm như lời cha mẹ dặn trước lúc lâm chung là chia đều tài sản cho hai anh em mà chiếm hết gia tài, chỉ để lại cho tôi một túp lều nhỏ và cây khế còi cọc ở góc vườn.

Kể sự việc 2

Tôi chấp nhận mà không hề kêu ca, than phiền gì. Hằng ngày, tôi phải mò cua bắt ốc, cày thuê, cuốc mướn để sống. Cây khế trở thành tài sản quý giá nhất và là người bạn thân thiết của tôi.

Kể sự việc 3

Sáng hôm đó, khi vừa thức dậy, tôi đã nhìn thấy trên cây khế có một con chim to với bộ lông sặc sỡ đang ăn những quả khế chín. Lòng tôi đau như cắt. Tôi chạy đến dưới gốc cây và nói: “Chim ơi! Ngươi ăn khế của ta thì gia đình ta biết lấy gì để sống?”. Chim bỗng ngừng ăn và cất tiếng trả lời: “Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng”. Nói rồi chim bay đi.

Kể sự việc 4

Sáng hôm sau, chim đến từ sớm và đưa tôi ra một hòn đảo nhỏ giữa biển. Tôi không thể tin vào những gì hiện ra trước mắt. Cả hòn đảo toàn vàng bạc châu báu chất đống. Cả hòn đảo ánh lên màu vàng làm tôi bị lóa mắt.

Kể sự việc 5

Từ đó, gia đình tôi không còn phải ăn đói mặc rách nữa. Tôi dựng một căn nhà khang trang ngay trong khu vườn, nhưng vẫn giữ lại túp lều và cây khế.

Kể sự việc 6

Một sáng, anh đến nhà tôi rất sớm. Đây là lần đầu tiên anh tới thăm tôi kể từ ngày bố mẹ mất. Anh đòi tôi đổi toàn bộ gia sản của anh lấy túp lều và cây khế.

Kể sự việc 7

Ngày nào anh cũng ra dưới gốc khế chờ chim thần đến. Mùa khế chín, chim cũng trở về ăn khế. Vừa thấy chim, anh tôi đã khóc lóc, kêu gào thảm thiết và đòi chim phải trả vàng. Chim cũng hứa sáng mai sẽ đưa anh tôi ra đảo vàng và dặn may túi ba gang.

Kể sự việc 8

Sáng hôm sau, vừa ra tới đảo vàng, anh tôi đã hoa mắt bởi vàng bạc châu báu của hòn đảo. Anh tôi vội nhét vàng vào đầy túi mười gang, vào túi quần, túi áo và mồm cũng ngậm vàng nữa. Trên đường trở về nhà, chim nặng quá, kêu anh tôi vứt bớt vàng xuống biển cho đỡ nặng. Vốn tính tham lam, anh không những không vứt bớt xuống mà còn bắt chim bay nhanh hơn. Nặng quá, chim càng lúc càng mệt. Đôi cánh trở nên quá sức, yếu dần. Cuối cùng, không còn gắng được nữa, chim chao đảo rồi hất luôn anh tôi xuống biển cùng với số vàng.

KẾT BÀI

Tôi trở lại sống ở nhà cũ, cùng túp lều và cây khế. Nhưng chim thần không bao giờ còn quay trở lại nữa… Anh trai tôi đã không thể quay trở về chỉ vì lòng tham vô đáy. Một nỗi buồn man mác dâng lên trong lòng tôi.


Bài tập 6

Bài tập 6 (trang 33, VTH Ngữ văn 6, tập 2)

Tự rà soát, đánh giá bài viết:

Hướng dẫn giải :

Đọc lại bài viết và tự đánh giá.

Lời giải chi tiết :

TT

NỘI DUNG TỰ ĐÁNH GIÁ

MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CỦA BÀI VIẾT

1

Chọn nhân vật kể chuyện có hợp lý không? Nhân vật có bao quát hết các sự việc xảy ra trong truyện không?

- Hợp lí

- Nhân vật đã bao quát hết sự việc trong truyện.

2

Dùng đại từ xưng hô đã phù hợp với ngôi, địa vị xã hội của nhân vật trong truyện chưa?

- Đại từ tôi đã phù hợp với ngôi, địa vị xã hội của nhân vật Sọ Dừa

Dụng cụ học tập

Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự Lớp 6

Lớp 6 - Năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, mọi thứ đều mới mẻ và đầy thách thức. Hãy tự tin làm quen với bạn bè mới và đón nhận những cơ hội học tập thú vị!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK