Viết bài văn kể lại phần cuối truyện Sọ Dừa (từ Từ hôm cưới Sọ Dừa không còn là Sọ Dừa nữa đến hết truyện) theo lời kể của cô em út.
Để hoàn thành phần viết theo yêu cầu của bài tập, em cần chú ý mấy điều sau đây:
- Nhân vật kể chuyện (cô em út) phải là ngôi thứ nhất, xưng tôi.
- Cô em út chỉ có thể kể về những gì cô ấy tham gia và biết.
- Chú ý các chi tiết:
+ Sọ Dừa đã từ một hình hài dị dạng hiện thành một chàng trai khôi ngô tuấn tủ, miệt mài học hành, thi đậu Trạng Nguyên, được nhà vua sai đi sứ.
+ Khi chia tay, quan trạng trao cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà.
+ Hai cô chị đã rắp tâm giết cô em út để trở thành bà trạng, nhưng cô em đã thoát ra từ bụng cá kình nhờ con dao mang theo, sau đó dạt vào một đảo hoang, lấy đá bật lửa xẻo thịt cá nướng ăn, có đôi gà nở từ hai quả trứng làm bạn.
+ Nhờ tiếng gáy của con gà mà quan trạng ghé vào đảo, đón được vợ và nghe vợ kể về chuyện gặp nạn bởi hai người chị độc ác.
+ Quan trạng mở tiệc, giấu vợ trong buồng, hai cô chị kể chuyện về cô em và khóc vờ thương tiếc em, khi quan trạng gọi vợ ra, hai cô chị xấu hổ lén ra về và bỏ đi biệt xứ.
- Phải chọn các từ xưng hô phù hợp khi nói về hoặc đối thoại với các nhân vật khác. Ví dụ: với phú ông phải gọi cha hoặc bố, xưng con; với chồng (Sọ Dừa) phải gọi chàng, xưng thiếp,...
- Là bài viết theo kiểu kể chuyện sáng tạo, em có thể thêm, bớt các lời nhân vật, xen một số nhận xét của người kể chuyện làm cho lời kể trở nên hấp dẫn,... nhưng cố gắng không làm thay đối, biến dạng những yếu tố cơ bản của cốt truyện ở truyện gốc.
Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 6 - Năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, mọi thứ đều mới mẻ và đầy thách thức. Hãy tự tin làm quen với bạn bè mới và đón nhận những cơ hội học tập thú vị!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK