Trang chủ Lớp 6 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Kết nối tri thức Bài 4: Quê hương yêu dấu Bài tập 4 trang 26, 27SBT Văn 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Sơn cầu còn đỏ chưa phai?...

Bài tập 4 trang 26, 27SBT Văn 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Sơn cầu còn đỏ chưa phai?...

Hướng dẫn trả lời Câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, giải Bài tập 4 trang 26,27Sách bài tập Ngữ văn 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống - Đọc hiểu và thực hành tiếng Việt - Bài 4. Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi...Sơn cầu còn đỏ chưa phai?

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Ai xui ta nhớ Hàm Rồng

Muốn trông chẳng thấy cho lòng khôn khuây.

Từ ta trở lại Sơn Tây

Con đường Nam, Bắc ít ngày vãng lai.

Sơn cầu còn đỏ chưa phai?

Non xanh còn đối sông dài còn sâu?

Còn thuyền đánh cá buông câu?

Còn xe lửa chạy trên cầu như xưa

Lấy ai viếng cảnh bây giờ

Mà hay cảnh có đợi chờ cùng nhau!

Ước sao sông cứ còn sâu

Non cao còn cứ giữ màu xanh xanh

(Tân Đà, trích Nhớ cảnh cầu Hàm Rồng, trong Tuyển tập Tân Đà, NXG Văn học, Hà Nội, 1966, tr 231 - 232)

Câu hỏi:

Câu 1

Bài thơ viết về cảnh đẹp nào của đất nước? Hãy chỉ ra những hình ảnh tác giả sử dụng để miêu tả cảnh đẹp đó.

Hướng dẫn giải :

Đọc và xác định

Lời giải chi tiết :

Bài thơ viết về cảnh cầu Hàm Rồng. Những hình ảnh tác giả sử dụng để miêu tả cảnh đẹp đó: màu sơn “đỏ” của cầu, màu “xanh” của núi Ngọc Sơn, độ “sâu”của dòng sông Mã hùng vĩ, cảnh nhộn nhịp “buông câu” của những con thuyền đánh cá, hình bóng xe lửa Bắc - Nam chạy qua chạy lại trên cầu.


Câu hỏi:

Câu 2

Tình cảm của nhà thơ được thể hiện như thế nào qua hai dòng thơ đầu: Ai xui ta nhớ Hàm Rồng/ Muốn trông chẳng thấy cho lòng khôn khuây?

Hướng dẫn giải :

Đọc hiểu đoạn thơ

Lời giải chi tiết :

Tình cảm của nhà thơ đối với cầu Hàm Rồng được thể hiện rất sâu đậm qua hai dòng thơ: Ai xui ta nhớ Hàm Rồng/ Muốn trông chẳng thấy cho lòng khôn khuây. Tác giả muốn được trông thấy cầu Hàm Rồng cho vơi phần nào nỗi nhớ thường trực trong lòng.


Câu hỏi:

Câu 3

Việc tác giả sử dụng các câu hỏi nối tiếp kết hợp với biện pháp tu từ điệp ngữ đã thể hiện điều gì?

Hướng dẫn giải :

Đọc hiểu đoạn thơ

Lời giải chi tiết :

Bốn câu hỏi nối tiếp kết hợp với biện pháp tu từ điệp ngữ: còn đỏ, còn đối, còn sâu, còn thuyền đánh có, còn xe lửa chạy,... đã gợi tả nỗi day dứt, băn khoăn của tác giả về cảnh sắc Hàm Rồng. Cảnh Hàm Rồng đã in sâu trong tâm hồn nhà thơ với tất cả màu sắc, hoạt động,... Giờ đây, phải xa Hàm Rồng, tác giả băn khoăn không biết Hàm Rồng có còn giữ nguyên được những vẻ đẹp đó hay không.


Câu hỏi:

Câu 4

Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của hai dòng thơ: Ước sao sông cứ còn sâu/ Non cao còn cứ giữ màu xanh xanh?

Hướng dẫn giải :

Đọc hiểu đoạn thơ

Lời giải chi tiết :

Hai dòng thơ: Ước sao sông cứ còn sâu/ Non cao còn cứ giữ màu xanh xanh đã thể hiện nỗi ước mong, khắc khoải của tác giả - mong sao cảnh Hàm Rồng không biến đổi theo dòng chảy thời gian, trong bể dâu cuộc đời. Sông Mã “cứ còn sâu” Núi Ngọc Sơn “còn cứ giữ màu xanh xanh”,...


Câu hỏi:

Câu 5

Qua đoạn thơ, em cảm nhận được tình cảm gì của tác giả?

Hướng dẫn giải :

Đọc hiểu đoạn thơ và nêu cảm nhận

Lời giải chi tiết :

Đoạn thơ cho ta thấy tình cảm yêu mến tha thiết của nhà thơ Tân Đà đối với cầu Hàm Rồng nói riêng và đối với quê hương đất nước nói chung.


Câu hỏi:

Câu 6

Xác định và chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ:

Lấy ai viếng cảnh bây giờ

Mà hay cảnh có đợi chờ cùng nhau!

Hướng dẫn giải :

Đọc và xác định, nêu tác dụng của biện pháp

Lời giải chi tiết :

Trong hai dòng thơ: Lấy ai viếng cảnh bây giờ/ Mà hay cảnh có đợi chờ cùng nhau, nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá. Cầu Hàm Rồng được tác giả nhắc đến như một con người, một người bạn tri âm tri kỉ, một cố nhân. Nhà thơ băn khoăn tự hỏi, trong bao năm tháng xa cách, không biết cảnh Hàm Rồng “có đợi chờ” mình để “cùng nhau” tâm sự, giãi bày.

Dụng cụ học tập

Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự Lớp 6

Lớp 6 - Năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, mọi thứ đều mới mẻ và đầy thách thức. Hãy tự tin làm quen với bạn bè mới và đón nhận những cơ hội học tập thú vị!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK