Đọc lại bài thơ Hành trình của bầy ong trong SGK (tr. 106 - 107) và trả lời các câu hỏi.
Bài thơ được viết theo thể thơ gì? Dựa vào đâu em biết được điều đó?
Đọc kĩ bài thơ và cú pháp của bài
Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát. Dựa vào cách sắp xếp các dòng thơ, số tiếng trong các dòng, ta có thể biết được điều đó.
Những chi tiết nào cho thấy bầy ong đã không quản gian khó để đem lại hương sắc, mật ngọt cho cuộc đời?
Đọc kĩ bài thơ
Những chi tiết cho thấy bầy ong đã không quản gian khó để đem lại hương sắc, mật ngọt cho đời: bay đến trọn đời tìm hoa, không gian là nẻo đường xa, thời gian vô tận, tìm nơi thăm thẳm rừng sâu, tìm nơi bờ biển sóng tròn, tìm nơi quần đảo khơi xa, bầy ong rong ruổi trăm miền,....
Theo em, vì sao tác giả có thể khẳng định "Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào”?
Đọc hiểu câu thơ
Tác giả khẳng định "Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào” vì đến nơi nào, bầy ong chăm chỉ, cần mẫn cũng tìm được hoa để làm mật, đem lại hương vị ngọt ngào cho đời
Qua bài thơ, em cảm nhận được phẩm chất đáng quý gì của bầy ong?
Đọc và nêu cảm nhận về phẩm chất đáng quý của bầy ong
Qua bài thơ, em cảm nhận được những phẩm chất đáng quý của bầy ong như: chăm chỉ, cần cù, vượt mọi gian khó để làm việc có ích cho đời.
Từ hành trình của bầy ong, nhà thơ muốn gửi đến người đọc thông điệp gì?
Đọc và nêu cảm nhận về thông điệp mà nhà thơ muốn gửi gắm
Từ hành trình của bầy ong, nhà thơ muốn gửi đến người đọc thông điệp: hãy tạo dựng cho mình một cuộc sống có ý nghĩa, có ích; sống là để cống hiến, mang đến "hương thơm mật ngọt” cho đời.
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dựng trong đoạn thơ sau:
Tìm nơi thăm thẳm rừng sâu
Bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban.
Tìm nơi bờ biển sóng tràn
Hàng cây chắn bão dịu dòng mùa hoa.
Tìm nơi quần đảo khơi xa
Có loài hoa nở như là không tên...
Đọc đoạn thơ và chỉ ra biện pháp tu từ
Trong đoạn thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ: Tìm nơi thăm thẩm rừng sâu, Tìm nơi bờ biển sóng tràn, Tìm nơi quần đảo khơi xa. Với biện pháp tu từ này, nhà thơ đã nhấn mạnh được phẩm chất cần cù, không quản khó khăn, mệt nhọc để tìm ra mật ngọt dâng đời của bầy ong.
Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 6 - Năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, mọi thứ đều mới mẻ và đầy thách thức. Hãy tự tin làm quen với bạn bè mới và đón nhận những cơ hội học tập thú vị!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK