Trang chủ Lớp 6 Mĩ thuật lớp 6 - Kết nối tri thức Bài 3: Tạo hình ngôi nhà Quan sát - trang 12 - Mĩ thuật lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Hình dáng ngôi nhà có đặc điểm gì?...

Quan sát - trang 12 - Mĩ thuật lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Hình dáng ngôi nhà có đặc điểm gì?...

Phân tích và lời giải quan sát - trang 12 - SGK Mĩ thuật lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống. Hãy quan sát ngôi nhà và trả lời các câu hỏi sau: Hình dáng ngôi nhà có đặc điểm gì? Quang cảnh xung quanh ngôi nhà như thế nào? Mô tả một số hình dáng ngôi nhà ở quê em...

Hãy quan sát ngôi nhà và trả lời các câu hỏi sau:

image

Câu 1

Hình dáng ngôi nhà có đặc điểm gì?

Hướng dẫn giải :

Học sinh quan sát đồng thời vận dụng những kiến thức, hiểu biết của mình để nêu đặc điểm của những ngôi nhà trên

Lời giải chi tiết :

  • Nhà sàn Sơn La: được xây trên những cây cột nhỏ, chắc chắn phía trên mặt đất, kiến trúc đơn giản, không quá cầu kỳ, dưới tầng là nơi vệ sinh cá nhân, trên tầng để sinh hoạt

  • Nhà rường Thừa Thiên Huế: Theo em tìm hiểu được, thì nhà rường được làm từ thân gỗ cây mít, gỗ chò, gỗ táu...nhà rường Huế có nét mảnh dẻ, có cột nhỏ, mái thẳng và mỏng, được điểm tô qua những nét nhấn bằng các loại hồi văn uốn lượn theo mô-típ long hóa, giao hóa hay hoa lá cách điệu trên đường nóc hoặc các góc mái. Mái vòm ở trên khá thấp, được hạ thấp hơn ở phần hiên nhà. Nhà có khuôn viên rộng ở bề ngang

  • Nhà rông tỉnh Kon Tum: được thiết kế theo kiểu truyền thống với chất liệu hoàn toàn bằng gỗ, tranh, tre, nứa, lá với những hoa văn, họa tiết sắc sảo. Đặc điểm nổi bật dễ dàng nhận ra mái nhà rông cao vút, nổi bật giữa không gian, mái nhà được cấu trúc theo hình elip để tránh sức cản gió tối ưu. Thoạt nhìn, phần mái có vẻ như mất cân đối so với cấu tạo tổng thể của nhà Rông nhưng nó lại tạo ra sự thanh thoát, khác biệt giữa những mái nhà sàn của cư dân trong cộng đồng

  • Nhà cổ Đồng Tháp: Theo như em tìm hiểu, đây là nhà cổ Huỳnh Thủy Lê, kiến trúc Đông - Tây kết hợp, lúc đầu là kiến trúc ba gian của kiểu truyền thống của Tây Nam Bộ, tuy nhiên sau năm 1917 được trùng tu lại (như ảnh trên) thì bên ngoài lại đặc sệt kiến trúc Pháp cổ , thể hiện ở hoa văn trên nóc, và cả những cột nhà hình mái vòm,tuy nhiên bên trong lại là kiến trúc của mỹ thuật truyền thống Trung Hoa. Nói chung, ngôi nhà này


  • Câu 2

    Quang cảnh xung quanh ngôi nhà như thế nào?

    Hướng dẫn giải :

    Học sinh quan sát kỹ 4 bức ảnh ngôi nhà và đưa ra ý kiến

    Lời giải chi tiết :

    Xung quanh 4 ngôi nhà đều có cây cối mục um tùm, khá rậm rạp, tuy nhiên vẫn đủ khoảng trống rộng và thoải mái cho những ngôi nhà


    Câu 3

    Mô tả một số hình dáng ngôi nhà ở quê em.

    Hướng dẫn giải :

    Học sinh nhớ lại hình tượng những ngôi nhà ở quê mình, vận dụng kiến thức và sự hiểu biết của mình để mô tả lại hình dáng những ngôi nhà ấy

    Lời giải chi tiết :

    Quê em ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ, nên những ngôi nhà thường là nhà cấp 4, mái ngói, bên trong khá rộng, có chia làm 2 khu vực: nhà và sân vườn. Thường khu vực sân vườn sẽ rộng hơn nhà rất nhiều, phục vụ cho nhu cầu trồng trọt, sinh hoạt của người dân.

    Dụng cụ học tập

    Chúng ta cần có sách giáo khoa, vở vẽ, bút chì, màu vẽ, cọ vẽ, giấy vẽ và các dụng cụ mỹ thuật khác để thực hiện các bài vẽ.

    Chia sẻ

    Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

    Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

    - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

    Đọc sách

    Bạn có biết?

    Mỹ thuật hiểu nôm na là "nghệ thuật của cái đẹp" ("mỹ",theo tiếng Hán-Việt, nghĩa là "đẹp"). Đây là từ dùng để chỉ các loại nghệ thuật tạo hình chủ yếu là: Hội họa, Đồ họa, Điêu khắc, Kiến trúc. Theo cách nhìn khác, từ "mỹ thuật" (đẹp + nghệ thuật), Mĩ thuật là một lĩnh vực văn hóa (vật thể) do con người tạo ra . Ví dụ: vẻ đẹp của một bức tranh, giá trị thẩm mỹ của một công trình kiến trúc.

    Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

    Tâm sự Lớp 6

    Lớp 6 - Năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, mọi thứ đều mới mẻ và đầy thách thức. Hãy tự tin làm quen với bạn bè mới và đón nhận những cơ hội học tập thú vị!

    - Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

    Nguồn : Sưu tập

    Copyright © 2024 Giai BT SGK