Tìm hiểu tạo hình nhà phố cổ qua tranh “Phố” của họa sĩ Bùi Xuân Phái
Câu 1
Trong tranh “Phố” của họa sĩ Bùi Xuân Phái có những hình ảnh nào? Những hình ảnh đó được thể hiện như thế nào?
Quan sát tranh của họa sĩ Bùi Xuân Phái và nêu ra nhũng hình ảnh đồng thời cách thể hiện hình ảnh đó
- Tranh “Phố” của họa sĩ Bùi Xuân Phái chủ yếu thể hiện nét đẹp của 36 phố cổ trên Hà Nội. Hình ảnh trong tranh ông khá đơn giản, nó là những ngôi nhà cổ kính và cũ kỹ san sát nhau, điểm xuyết với một vài người đi trên phố.
- Những hình đó được thể hiện qua các mảng màu trong tranh. Chúng thường có đường viền đậm nét, phố không những trở thành chính nó mà còn gần hơn với con người, từ bề mặt đến cảnh quan đều có chiều sâu bên trong. Tất cả gợi lên những hoài cảm cùng nỗi buồn man mác, tiếc nuối bâng khuâng trên từng nét vẽ, như điềm báo về sự đổi thay và biến mất của từng mái nhà, từng con người mang hồn phách xưa cũ.
- "Phố Phái” trong tranh Bùi Xuân Phái là phố mà dường như cũng không phải phố. Phố cổ Hà Nội không ồn ào, sầm uất mà lặng lẽ và lâu bền, giản dị và thân thiết. Đó chỉ là những ngôi nhà cũ kỹ với mái ngói rêu phong, một vài gánh hàng rong, một gánh hàng nước quạnh hiu... gợi lên nhiều xúc cảm thân quen.
Câu 2
Gam màu chủ đạo trong tranh sơn dầu của Bùi Xuân Phái là gì?
Học sinh quan sát và nêu ra ý kiến của mình, tuy nhiên cần vận dụng những kiến thức về màu sắc đã được học
Là những đường viền đậm nét kết hợp cùng các mảng màu lớn. Các tranh của ông hầu hết là mang gam màu cổ kính, nhuốm màu thời gian, là những gam màu trầm, gợi khung cảnh phố cổ hoài niệm, bình yên.
Chúng ta cần có sách giáo khoa, vở vẽ, bút chì, màu vẽ, cọ vẽ, giấy vẽ và các dụng cụ mỹ thuật khác để thực hiện các bài vẽ.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Mỹ thuật hiểu nôm na là "nghệ thuật của cái đẹp" ("mỹ",theo tiếng Hán-Việt, nghĩa là "đẹp"). Đây là từ dùng để chỉ các loại nghệ thuật tạo hình chủ yếu là: Hội họa, Đồ họa, Điêu khắc, Kiến trúc. Theo cách nhìn khác, từ "mỹ thuật" (đẹp + nghệ thuật), Mĩ thuật là một lĩnh vực văn hóa (vật thể) do con người tạo ra . Ví dụ: vẻ đẹp của một bức tranh, giá trị thẩm mỹ của một công trình kiến trúc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 6 - Năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, mọi thứ đều mới mẻ và đầy thách thức. Hãy tự tin làm quen với bạn bè mới và đón nhận những cơ hội học tập thú vị!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK