Trang chủ Lớp 6 Trải nghiệm hướng nghiệp lớp 6 - Kết nối tri thức Chủ đề 6. EM VỚI CỘNG ĐỒNG Hoạt động 2 trang 35 hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 6 - Kết nối tri thức: Tập làm phóng viên phỏng vấn thầy cô...

Hoạt động 2 trang 35 hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 6 - Kết nối tri thức: Tập làm phóng viên phỏng vấn thầy cô...

Phân tích và giải Câu 1, 2 hoạt động 2 trang 35 SGK hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 6 - Kết nối tri thức - Bài 4. Truyền thống quê em. Tập làm phóng viên phỏng vấn thầy cô, bạn bè để thu thập thông tin về một lễ hội hoặc phong tục của quê em...

Câu hỏi:

Câu 1

Tập làm phóng viên phỏng vấn thầy cô, bạn bè để thu thập thông tin về một lễ hội hoặc phong tục của quê em.

Gợi ý: Phiếu thu thập thông tin về lễ hội truyền thống

image

Hướng dẫn giải :

Em dựa vào gợi ý và liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết :

PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN

- Tên lễ hội: Hội Gióng

- Lễ hội được tổ chức vào ba ngày mùng 7, mùng 8, mùng 9 tháng 4 âm lịch tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.

- Hoạt động diễn ra trong lễ hội: Mô phỏng một cách sinh động và khoa học diễn biến các trận đấu của Thánh Gióng và nhân dân Văn Lang với giặc Ân.

- Ý nghĩa của lễ hội: Hội Gióng là lễ hội văn hóa cổ truyền giúp nâng cao nhận thức cộng đồng về một thời kì lịch sử vang dội của dân tộc ta.

- Điều ấn tượng về lễ hội là: Hội Gióng được tổ chức vô cùng công phu, kĩ lưỡng, em cảm thấy rất vui, rất tự hào khi xem. Mong Hội Gióng được gìn giữ và lưu truyền thật lâu.


Câu hỏi:

Câu 2

Viết bài giới thiệu về lễ hội hoặc phong tục tốt đẹp của quê em:

Em cùng các bạn trong nhóm viết bài giới thiệu về một lễ hội hoặc phong tục tốt đẹp của quê hương và nêu những việc các em có thể làm để bảo tồn, phát huy lễ hội hoặc phong tục đó.

Hướng dẫn giải :

Em dựa vào gợi ý và liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết :

Cứ mỗi mùa xuân đến, làng em lại tổ chức lễ hội mừng xuân. Trong hội có rất nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn, nhưng em ấn tượng nhất là trò đánh đu. Trò chơi được tổ chức trong sân của đình làng, những người đi xem hội ai cũng ăn vận đẹp đẽ và lịch sự, trên khuôn mặt mỗi người ai nấy đều mang thần sắc vui tươi, hớn hở. Cột đu được dựng lên từ những cây tre to, chắc khỏe dẻo dai có thể chịu được sức nặng của 3 - 4 người mà không bị gãy. Có nhiều cách chơi đu, đánh đu đơn hoặc đôi, riêng làng em chọn cách đánh đu đôi nam nữ để thể hiện tinh thần đoàn kết giữa những người trong đội với nhau và tăng sự hứng thú, hấp dẫn. Lần lượt các đội chơi vào đánh đu theo thứ tự đã bốc thăm trước đó, hai người chơi bước lên bàn đu, đối mặt với nhau, sau đó dùng sức của đôi chân để nhún cho đu bay cao, bay thật đẹp mắt, điệu nghệ, trong tiếng trống gõ liên hồi cùng với sự hò reo cổ vũ rộn ràng của người xem. Đội nào làm cho đu bay càng cao, càng gần đỉnh đu, thậm chí nếu khéo léo có thể khiến bàn đu bay qua ngọn đu một vòng thì cơ hội thắng cuộc sẽ rất cao. Trò chơi này yêu cầu sự phối hợp nhịp nhàng của cả hai người chơi, kèm theo đó là yếu tố về sức khỏe và một chút dũng cảm bởi vì đây là một trò chơi khá mạo hiểm, mà không phải ai cũng có đủ can đảm để thử. Trò chơi vốn là một phần không thể thiếu của hội làng mừng xuân, góp phần làm cho không khí tết thêm tưng bừng, rộn rã, dân làng càng thêm yêu thương, gắn bó với quê hương.

Dụng cụ học tập

Môn này chúng ta cần vở ghi chép, bút mực, và có thể là các dụng cụ tham gia các hoạt động trải nghiệm như găng tay, mũ bảo hiểm,...

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao

Nguồn : Thư viện pháp luật

Tâm sự Lớp 6

Lớp 6 - Năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, mọi thứ đều mới mẻ và đầy thách thức. Hãy tự tin làm quen với bạn bè mới và đón nhận những cơ hội học tập thú vị!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK