Bài 1
Em cùng bạn giới thiệu về vẻ đẹp quê em theo gợi ý:
- Quê em ở đâu?
- Quê em có cảnh đẹp gì?
- Con người quê hương em như thế nào?
- Giới thiệu.
- Liên hệ bản thân.
Học sinh tự giới thiệu về quê hương của mình qua các gợi ý.
Ví dụ:
Chào các bạn! Hà Nội là quê hương mến yêu của mình. Nơi đây có rất nhiều cảnh đẹp, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng như Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, chùa Một Cột, Văn Miếu – Quốc Tử Giám hay Hồ Tây thơ mộng, và còn nhiều địa điểm khác nữa. Con người quê hương tớ rất tuyệt vời. Họ rất hiếu học, sáng tạo, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau và vô cùng hiếu khách. Tớ rất yêu và tự hào về quê hương của mình. Nếu có dịp, tớ mời các bạn về quê mình chơi nhé!
Bài 2
Em sẽ khuyên bạn điều gì?
Hình ảnh: Trang 8 SGK
- Trực quan.
- Phân tích.
- Đưa lời khuyên.
- Liên hệ thực tế.
Hình 1:
Em sẽ khuyên bạn cần phải nhớ quê hương của mình để nếu có vấn đề xảy ra, người khác có thể giúp đỡ được. Hoặc bạn nên ghi địa chỉ quê hương vào trong cuốn sổ tay.
Hình 2:
Em sẽ khuyên bạn không nên có suy nghĩ như vậy. Vì quê hương nào cũng có những vẻ đẹp riêng. Bạn nên tìm hiểu và khám phá nhiều hơn về quê hương mình để thấy được những vẻ đẹp đó.
Học Đạo đức cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, và các tài liệu tham khảo về đạo đức, lối sống.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Đạo đức là hệ thống các quy tắc và chuẩn mực được cộng đồng và xã hội chấp nhận, giúp định hình hành vi và giá trị của con người. Đạo đức không chỉ là phẩm chất cá nhân mà còn là nền tảng của một xã hội văn minh và bền vững.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 2 - Năm học thứ hai, chúng ta đã quen với việc học tập và có những người bạn thân thiết. Hãy tiếp tục học tập chăm chỉ và tận hưởng niềm vui khi khám phá những điều mới mẻ!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK