Bài 1
Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
Hình ảnh: Trang 5 SGK
- Các bạn trong tranh đang làm gì?
- Hãy giới thiệu về địa chỉ quê hương em.
- Trực quan.
- Thảo luận nhóm.
- Giới thiệu quê hương.
- Các bạn trong tranh đang giới thiệu về quê hương của mình.
- Mỗi học sinh sẽ tự giới thiệu về quê hương của mình theo thứ tự: phường (xã) → quận (huyện) → tỉnh (thành phố).
Ví dụ: Tớ là Trang, quê tớ ở xã Thanh Tâm, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.
Bài 2
Giới thiệu cảnh đẹp quê hương
Hình ảnh: Trang 6, 7 SGK
- Nêu nhận xét của em khi quan sát các bức tranh trên.
- Hãy giới thiệu về cảnh đẹp quê hương em.
- Trực quan.
- Thảo luận nhóm.
- Liên hệ bản thân.
Hình 1:
Bức tranh vẽ cảnh núi đá rất cao, hùng vĩ. Phía dưới là những cây to cùng những ngồi nhà bên sườn núi trông rất đẹp và thơ mộng.
Hình 2:
Bức tranh hài hòa với màu xanh của biển và bầu trời, bãi cát vàng mênh mông cùng chiếc thuyền đang căng mình đón gió.
Hình 3:
Bức tranh vẽ cảnh sông nước miền Tây êm đềm, nên thơ với những rặng dừa, cây cầu bắc qua dòng sông.
Hình 4:
Bức tranh về làng quê bình dị, êm ả với đồng lúa chín vàng, những cành cò bay thẳng cánh trên nền trời xanh cùng hình ảnh chú trâu – người bạn thân thiết của nông dân.
Hình 5:
Bức tranh vẽ cảnh sống ở đô thị tấp nập với đông đúc xe cộ qua lại cùng những ngôi nhà cao tầng khang trang, đẹp đẽ.
Hình 6:
Bức tranh vẽ hải đảo Trường Sa với cột mốc biển đảo cũng chú lính hải quân đang cầm súng đứng canh gác. Đây là một biểu tượng tự hào của đất nước Việt Nam.
- Mỗi học sinh sẽ tự giới thiệu về những cảnh đẹp của quê hương mình.
Ví dụ: Quê hương tớ ở Hà Nội, nơi có rất nhiều cảnh đẹp, danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử rất đỗi tự hào như Lăng Chủ tịch Hồ Chì Minh, Văn Miếu – Quốc Tử Giám,...
Bài 3
Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:
Hình ảnh: Trang 7 SGK
Quê Nam nằm ven dòng sông nhỏ êm đềm. Người dân quê Nam luôn yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.
Nam luôn tự hào về những con người quê hương hiếu học, cần cù và thân thiện.
- Người dân quê hương Nam như thế nào?
- Hãy giới thiệu về con người quê hương em.
- Trực quan.
- Đọc – Hiểu.
- Thảo luận nhóm.
- Liên hệ bản thân.
- Người dân quê hương Nam luôn yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau; hiếu học, cần cù và thân thiện.
- Mỗi học sinh sẽ có cảm nhận về con người quê hương mình khác nhau.
Ví dụ: Con người quê hương em rất tuyệt vời. Họ rất hiếu học, sáng tạo, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau và vô cùng hiếu khách.
Học Đạo đức cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, và các tài liệu tham khảo về đạo đức, lối sống.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Đạo đức là hệ thống các quy tắc và chuẩn mực được cộng đồng và xã hội chấp nhận, giúp định hình hành vi và giá trị của con người. Đạo đức không chỉ là phẩm chất cá nhân mà còn là nền tảng của một xã hội văn minh và bền vững.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 2 - Năm học thứ hai, chúng ta đã quen với việc học tập và có những người bạn thân thiết. Hãy tiếp tục học tập chăm chỉ và tận hưởng niềm vui khi khám phá những điều mới mẻ!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK