Khởi động
Hình bên là biểu tượng của Thế vận hội Ô-lim-píc (Olympic). Theo em, sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh này được khởi nguồn từ nền văn minh cổ đại nào? Hãy chia sẻ những điều em biết về nền văn minh đó.
- Vận dụng những kiến thức đã biết và tham khảo trên mạng
- Chỉ ra được điều em biết về nền văn minh trên
- Sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh này được khởi nguồn từ nền văn minh cổ đại Hy Lạp.
- Những điều em biết về nền văn minh này là: văn minh cổ đại Hy Lạp được coi là cái nôi của nền văn minh phương Tây, sở hữu những kiệt tác kiến trúc, hội hoạ và điêu khắc.
Khám phá 1
Đọc thông tin và quan sát các hình từ 2 đến 4, em hãy:
- Xác định vị trí địa lý của nước Hy Lạp hiện nay.
- Kể tên và mô tả một số thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Hy Lạp cổ đại
- Đọc kĩ phần 1. Vị trí địa lý và một số thành tựu tiêu biểu(SGK trang 105)
- Chỉ ra được vị trí địa lý của nước Hy Lạp hiện nay và mô tả một số thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Hy Lạp cổ đại
- Qua thông tin đọc được, em xác định được vị trí địa lý của nước Hy Lạp hiện nay là:
+ Nằm ở phía nam Châu Âu.
+ Phía bắc tiếp giáp An-ba-ni, Bắc Ma-xê-đô-ni-a và Bun-ga-ri; phía đông và nam giáp Thổ Nhĩ Kỳ và biển Ê-giê, phía Tây giáp biển I-ô-ni.
- Một số thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Hy Lạp cổ đại là:
+ Kiến trúc: có nhiều công trình nổi tiếng trong đó có đền Pác-tê-nông được xây dựng bằng đá cẩm thạch trắng, bên trong đền đặt tượng nữ thần A-tê-na được chế tác từ vàng và ngà voi.
+ Điêu khắc: tượng lực sĩ ném đĩa khắc hoạ hình ảnh vận động viên trong tư thế ném đĩa, tượng trưng cho sự tự tin và khát vọng chiến thắng trong thể thao.
+ Dựa vào chữ cái của người Phê-ni-xi, người Hy Lạp đã sáng tạo hệ thống 24 chữ cái vào cuối thế kỉ IV TCN.
Khám phá 2
Đọc thông tin, em hãy:
- Kể lại một câu chuyện về lịch sử Ô-lim-píc hoặc các vị thần của Hy Lạp
- Em ấn tượng nhất với câu chuyện nào nhất? Vì sao?
- Đọc kĩ phần 2. Chuyện kể về các vị thần và lịch sử Ô- lim- píc (SGK trang 107)
- Chỉ ra được một câu chuyện về lịch sử Ô-lim-píc hoặc các vị thần của Hy Lạp và điều em ấn tượng với câu chuyện đó
- Qua thông tin đọc được em có thể kể câu chuyện về lịch sử Ô-lim-píc như sau: Lễ hội Thể thao Ô-lim-píc ra đời ở Hy Lạp cổ đại bởi thần Hê-cra-lét nhằm tôn vinh các vị thần. Cứ bốn năm một lần, trai tráng ở khắp các thành bang náo nức rèn luyện sức khoẻ, tài năng để tham gia thi đấu các môn gồm: chạy, nhảy, bơi lội, bắn cung, đua ngựa, ném đĩa,...Người đạt giải cao nhất trong mỗi nội dung sẽ nhận phần thưởng là vòng nguyệt quế linh thiêng được tết từ cành, lá cây ô liu và được tuyên dương ở khắp Hy Lạp.
- Em ấn tượng nhất với câu chuyện về lịch sử Ô-lim-píc nhất vì: Qua câu chuyện có thể thấy đại hội không chỉ là cuộc tranh tài của các môn thể thao mà còn là biểu trưng cho tinh thần đoàn kết, hoà bình của toàn nhân loại.
Luyện tập 1
Hoàn thành sơ đồ tư duy (theo gợi ý dưới đây vào vở) về một số thành tựu văn minh Hy Lạp cổ đại
- Đọc kĩ phần 1. Vị trí địa lý và một số thành tựu tiêu biểu(SGK trang 105)
- Chỉ ra được một số thành tựu văn minh Hy Lạp cổ đại
Luyện tập 2
Em ấn tượng nhất với thành tựu nào của văn minh Hy Lạp cổ đại? Vì sao?
- Đọc kĩ phần 1. Vị trí địa lý và một số thành tựu tiêu biểu(SGK trang 105))
- Chỉ ra được thành tựu văn minh Hi Lạp mà em ấn tượng nhất
- Em ấn tượng nhất là thành tự điêu khắc của nền văn minh Hy Lạp cổ đại, vì: Những tác phẩm điêu khắc thể hiện khát vọng vươn tới sự hoàn hảo trong vẻ đẹp hình thể của con người, các tác phẩm đều được khắc hoạ hoàn hảo, độc đáo
Vận dụng
Sưu tầm tư liệu và giới thiệu về một thành tựu của văn minh Hy Lạp cổ đại còn được bảo tồn đến ngày nay
- Vận dụng những kiến thức em đã biết hoặc tham khảo trên mạng
- Chia sẻ về một thành tựu của văn minh Hy Lạp cổ đại còn được bảo tồn đến ngày nay
- Thành tựu của văn minh Hy Lạp cổ đại còn được bảo tồn đến ngày nay là: hệ thống chữ cái La-tinh (A,B,C,…); Người La Mã đã tiếp thu chữ cái của người Hy Lạp để tạo thành bảng chữ cái La-tinh mà ngày nay được sử dụng rất rộng rãi và phổ biến.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...
Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạoLớp 5 - Năm cuối cấp tiểu học, nhiều kỷ niệm với thầy cô, bạn bè sẽ trở thành hành trang quý báu. Hãy cố gắng hết mình trong học tập và chuẩn bị tốt cho những thử thách mới!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK