Khởi động
Thế giới có nhiều châu lục và đại dương. Hãy kể tên một số châu lục và đại dương mà em biết.
- Vận dụng những kiến thức đã biết và tham khảo trên mạng
- Chỉ ra được tên một số châu lục và đại dương
- Châu lục: châu Âu, châu Phi, châu Mỹ,…
- Đại dương: Đại Tây Dương, Thái Bình Dương,…
Khám phá 1
Đọc thông tin và quan sát hình 1 và bảng 1, em hãy:
- Kể tên và xác định vị trí địa lý của các châu lục trên bản đồ.
- So sánh diện tích của các châu lục trên thế giới
- Đọc kĩ phần 1a. Khái quát chung (SGK trang 93)
- Chỉ ra được vị trí địa lý của các châu lục trên bản đồ và so sánh được diện tích của các châu lục trên thế giới
- Qua thông tin đọc được và quan sát, em biết được có 6 châu lục là: châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ, châu Đại Dương, châu Nam Cực.
- Châu Á có diện tích lớn nhất, lớn thứ hai là châu Mỹ và đứng thứ ba là châu Phi. Những châu lục còn lại có diện tích nhỏ nhất xếp theo thứ tự lần lượt là: châu Đại Dương, châu Âu, châu Nam Cực.
Khám phá 2
Đọc thông tin, sử dụng quả Địa Cầu và quan sát các hình từ 2 đến 10, em hãy
- Kể tên và xác định vị trí của một số dãy núi, cao nguyên, đồng bằng lớn của thế giới trên quả Địa Cầu
- Nêu một số đặc điểm tự nhiên nổi bật của các châu lục
- Đọc kĩ phần 1b. Đặc điểm tự nhiên (SGK trang 94)
- Chỉ ra được tên và vị trí của một số dãy núi, cao nguyên, đồng bằng lớn của thế giới trên quả Địa Cầu; một số đặc điểm tự nhiên nổi bật của các châu lục
- Một số dãy núi, cao nguyên, đồng bằng lớn của thế giới là: Dãy Hi-ma-lay-a ở Nê-pan; Dãy An-pơ ở Thuỵ Sỹ; Hoang mạc Xa-ha-ra ở Ma-rốc; ...
- Một số đặc điểm tự nhiên nổi bật của các châu lục:
* Châu Á:
+ Địa hình đa dạng bao gồm núi, cao nguyên và các đồng bằng châu thổ rộng lớn
+ Có đủ các khí hậu (xích đạo, nhiệt đới, ôn đới, hàn đới)
+ Có nhiều hệ thống sông lớn và các hồ lớn
+ Thiên nhiên phân hoá đa dạng
* Châu Âu:
+ Đồng bằng chiếm 2/3 diện tích và kéo dài từ tây sang đông, đồi núi chiếm 1/3 diện tích và tập trung ở phía nam
+ Khí hậu ôn đới, thiên nhiên thay đổi theo mùa và vị trí gần hay xa biển
+ Có nhiều sông nhưng chủ yếu là sông nhỏ
* Châu Phi:
+ Địa hình khá cao, chủ yếu có các sơn nguyên xen với bồn địa thấp
+ Khí hậu khô, nóng bậc nhất thế giới nên hình thành nên các hoang mạc rộng lớn
+ Mạng lưới sông ngòi thưa thớt và phân bố không đều
* Châu Mỹ:
+ Bao gồm 2 lục địa là Bắc Mỹ và Nam Mỹ, nối với nhau bởi eo đất Trung Mỹ
+ Chia làm 3 khu vực rõ rệt: phía tây là các dãy núi cao, ở giữa là các đồng bằng và phía đông là các dãy núi, cao nguyên thấp
+ Khí hậu phân theo chiều bắc – nam, đông – tây và theo độ cao
+ Thiên nhiên đa dạng với hệ thống sông, hồ dày
* Châu Đại Dương:
+ Gồm lục địa Ô-xtrây-li-a và các đảo, quần đảo ở trung tâm Thái Bình Dương
+ Lục địa Ô-xtrây-li-a gồm các vùng núi phía đông, đồng bằng, bồn địa ở trung tâm và cao nguyên ở phía tây. Khí hậu khô hạn, tài nguyên sinh vật độc đáo
+ Các đảo và quần đảo có khí hậu nóng ẩm, rừng rậm và rừng dừa bao phủ
* Châu Nam Cực:
+ Có 5 đại dương trên thế giới: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương, Nam Đại Dương
+ Địa hình là cao nguyên cao, phủ 1 lớp băng dày, khí hậu lạnh và khô nhất trên Trái Đất
+ Thực vật nghèo nàn, chỉ có các loài chịu được lạnh như chim cánh cụt, hải cẩu,
Khám phá 3
Đọc thông tin, quan sát hình 1 và bảng 2, em hãy:
- Kể tên và xác định vị trí địa lý của các đại dương trên lược đồ
- So sánh diện tích, độ sâu của các đại dương trên thế giới
- Đọc kĩ phần 2. Các đại dương trên thế giới (SGK trang 97)
- Chỉ ra được tên và vị trí địa lý của các đại dương trên lược đồ; so sánh diện tích, độ sâu của các đại dương trên thế giới
- Trong số các đại dương, đại dương có diện tích lớn nhất là Thái Bình Dương, sau đó đến Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Nam Đại Dương và nhỏ nhất là Bắc Băng Dương
- Trong số các đại dương, đại dương có độ sâu lớn nhất là Thái Bình Dương, sau đó đến Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương, Nam Đại Dương và nhỏ nhất là Bắc Băng Dương
Luyện tập
Hãy trả lời các câu hỏi dưới đây
a) Châu lục, đại dương nào có diện tích lớn nhất trên thế giới?
b) Châu lục, đại dương nào có diện tích nhỏ nhất trên thế giới?
c) Châu lục nào lạnh và khô nhất thế giới?
d) Hoang mạc Xa-ha-ra nằm ở châu lục nào?
- Đọc kĩ phần 2. Các đại dương trên thế giới (SGK trang 97))
- Chỉ ra được những thông tin về các đại dương trên thế giới
- Châu lục, đại dương có diện tích lớn nhất trên thế giới là: Châu Á và Thái Bình Dương.
- Châu lục, đại dương có diện tích nhỏ nhất trên thế giới là: Châu Đại Dương và Bắc Băng Dương.
- Châu lục lạnh và khô nhất thế giới là: Châu Nam Cực.
- Hoang mạc Xa-ha-ra nằm ở: châu Phi
Vận dụng
Trong các châu lục đã học, em muốn đặt chân đến khám phá châu lục nào? Vì sao em có lựa chọn đó?
- Vận dụng những kiến thức em đã biết hoặc tham khảo trên mạng
- Chia sẻ về thông tin của châu lục mà em muốn đặt chân tới
- Em muốn đặt chân đến Nam Cực vì:
+ Nam Cực là nơi sở hữu những cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, ấn tượng nhất trên Trái Đất, với những tảng băng trôi khổng lồ, những dãy núi băng cao chót vót, những sông băng mênh mông, cùng hệ sinh thái động thực vật vô cùng phong phú và độc đáo.
+ Nam Cực là nơi tập trung nhiều cơ sở nghiên cứu khoa học quan trọng, nơi các nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới đến để nghiên cứu về biến đổi khí hậu, sinh học, địa chất,... Đây sẽ là cơ hội tuyệt vời để tôi có thể tìm hiểu về những bí ẩn của Trái Đất và vũ trụ.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...
Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạoLớp 5 - Năm cuối cấp tiểu học, nhiều kỷ niệm với thầy cô, bạn bè sẽ trở thành hành trang quý báu. Hãy cố gắng hết mình trong học tập và chuẩn bị tốt cho những thử thách mới!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK