Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Lấy 3 ví dụ cho mỗi bptt sau : so sánh , nhân hoá , ẩn dụ , hoán dụ...
Câu hỏi :

Lấy 3 ví dụ cho mỗi bptt sau : so sánh , nhân hoá , ẩn dụ , hoán dụ , liệt kê

{ phải lấy từ tác phẩm văn học , (có trích từ tác phẩm nào và cả tên tác giả nữa ạ ) }

Lời giải 1 :

`\color{orange}{@ Ca}``\color{brown}{py}``\color{orange}{ba}``\color{brown}{ra}`

`-` So sánh: 

`@` Nước như ai nấu 

      Chết cả cá cờ 

(Trích Hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa)

`@` Những đêm trăng hiền từ

      Biển như cô gái nhỏ

(Trích Thuyền và Biển của Xuân Quỳnh).

`@` Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Người chết như ngả rạ.

(Trích Vợ nhặt của Kim Lân)

`-` Nhân hóa:

`@` Sông được lúc dềnh dàng

       Chim bắt đầu vội vã.

(Trích Sang thu của Hữu Thỉnh)

`@` Cả mùa đông lạnh giá

      Mặt trời trốn đi đâu

      Cây khoác tấm áo nâu

      Áo trời thì xám ngắt

(Trích Nắng Hồng của Bảo Ngọc)

`@` Gió lúc nào cũng chạy

      Suốt ngày vội thế à

      Lúc nào cũng huýt sáo

      Lúc nào cũng hát ca…

(Trích Gió của Đặng Hấn)

`-` Ẩn dụ:

`@` Ơi con chim chiền chiện

      Hót chi mà vang trời

      Từng giọt long lanh rơi

      Tôi đưa tay tôi hứng

(Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải)

`@` Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi,
      Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.

(Trích Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm)

`@` Quân đi điệp điệp trùng trùng
      Ánh sao đầu súng, bạn cùng mũ nan.

(Trích Việt Bắc của Tố Hữu)

`-` Hoán dụ:

`@` Áo nâu liền với áo xanh

      Nông thôn cùng với thị thành đứng lên

(Trích Chiếc áo xanh của Tố Hữu)

`@` Bàn tay ta làm nên tất cả

      Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

(Trích Bài ca vỡ đất của Hoàng Trung Thông)

`@` Một cây làm chẳng nên non

      Ba cây chụm lại lên hòn núi cao.

(Tục ngữ)

`-` Liệt kê:

`@` Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,… (Trích Lòng yêu nước của nhân dân ta của Hồ Chí Minh)

`@` Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, đê trong khay khẩm, khói bay nghi ngút; tráp đồi mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoáy tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông trông mà thích mắt (...) Ngoài kia, tuy mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít nhưng trong này xem chừng tĩnh mịch, nghiêm trang lắm (...). (Trích Sống chết mặc bây của Nguyễn Duy Tốn)

`@` Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng

      Em đã sống lại rồi, em đã sống!

      Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung

      Không giết được em, người con gái anh hùng

(Trích Người con gái Anh hùng của Tố Hữu)

Lời giải 2 :

$1.$ So sánh

Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

                   (Cảnh khuya-Hồ Chí Minh)

BPTT: so sánh Tiếng suối được so sánh với tiếng hát ( tiếng suối trong như tiếng hát xa)

Tác dụng:

+ Làm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt và tạo nhịp điệu cho bài thơ

+ Giúp cho bức tranh thiên cảnh khuya không chỉ có họa mà còn có nhạc khiến cho bức tranh thêm sống động và chân thực. Và khúc tấu đàn của tiếng suốt êm dịu, du dương như tiếng đàn đã phá tan không gian tĩnh lặng đó. Dường như khúc đàn ấy là dành cho người chiến sĩ Cách mạng vĩ đại của chúng ta.

+ Ta cảm nhận được sự tinh tế, trí tưởng tượng đầy độc đóa của Người trong thơ văn. Và vẫn là một tình yêu thiên nhiên, hòa mình cùng thiên để tận hưởng, để thư thái của Bác.

$\\$

$2.$ Nhân hóa

Câu hát căng buồm với gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới,
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.

                        (Đoàn thuyền đánh cá- Huy Cận)

$\\$

$3.$ Ẩn dụ

Ngày ngày mặt trời đi trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

                       (Viếng lăng Bác-Viễn Phương)

BPTT: Ẩn dụ: "mặt trời trong lăng" ẩn dụ chỉ Bác

Tác dụng:

+Làm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt, tạo sự uyển chuyển  kết nối giữa hai câu thơ

+ Hình ảnh ẩn dụ "mặt trời " trong lăng được dùng để ẩn dụ chỉ những công lao, cống hiến mà Bác đã dành cả cuộc đời mình dâng hiến cho Tổ quốc. Bác chính là mặt trời của tự do và thời đại. Bác đem đem đến ánh sáng cho muôn dân trong lầm than. Soi tỏ con đường cần đi, dẫn  dân tộc ta đến với tự do và hạnh phúc.Đó là con đường cách mạng. Đi song hành cùng hình ảnh ẩn dụ này chính là một mặt trời thực (mặt trời đi trên lăng) như để khẳng định một điều: đối với nhân loại chỉ có một mặt trời là vầng tự nhiên kia nhưng đối với dân tộc Việt Nam thì Bác mới là mặt trời. Tuy rằng, giờ đây Bác chẳng còn nhưng trong trái tim mỗi người dân Việt Nam thì mặt trời ấy vẫn hiện hữu và "rất đỏ"

+ Câu thơ mang đầy niềm tự hào, tình yêu mà Viễn Phương dành cho Bác. Nhưng cũng kèm theo đó là biết bao cảm xúc tiếc nuối, xót xa khi Bác đã rời xa dân tộc mà trở về với thế giới người hiền

$\\$

$5.$ Hoán dụ

Sen tàn, cúc lại nở hoa

Sầu dài ngày ngắn,đông đà sang xuân

                                        (Truyện Kiều -Nguyễn Du)

BPTT: hoán dụ 

+ Sen hoán dụ chỉ mùa hạ

+ Cúc hoán dụ chỉ thu

Tác dụng: làm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Nguyễn Du đã sử dụng những hình ảnh hóa dụ để diễn tả sự luân chuyển bốn mùa trong năm. Ngày qua ngày, hạ qua thu tới, ngày ngắn đêm dài thoáng cái đã sang đông. Dòng chảy ấy tưởng như là để miêu tả sự trôi đi của thời gian những còn lại để nói về tâm trạng của Thúc Sinh khi phải bó chân một chỗ bên người vợ hay ghen Hoạn Thư. Ta thấy như thoang thoảng đâu đây nỗi nhớ mong của chàng Thúc Sinh dành cho Thúy Kiều. Dẫu là nói về thời gian nhưng lại ám chỉ sự nóng lòng, nhớ thương của con người thì thật chỉ có đôi tay tài hoa và bộ óc thiên tài của đại thi hào Nguyễn Du.

$\\$

$6.$ Liệt kê

Ông rất ngạc nhiên khi bước lên bậc thang bằng đất, thấy người thanh niên đang hái hoa. Còn cô kĩ sư chỉ ''ô'' lên một tiếng! Sau gần hai ngày, qua ngót bốn trăm cây số đường dài cách xa Hà Nội, đứng trông mây mù ngang tầm với chiếc cầu vồng kia, bỗng nhiên lại gặp hoa dơn, hoa thược dược, vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong...ngay lúc dưới kia là mùa hè, đột ngột và mừng rỡ, quên mất e lệ, cô chạy đến bên người con trai đang cắt hoa. Anh con trai, rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ ấy.

                                         (Lặng lẽ Sa Pa -Nguyễn Du)

Biện pháp tu từ liệt kê: được thể hiện qua việc liệt kê hàng loạt các loài hoa :hoa dơn, hoa thươc dược vàng, tím, đỏ, hồng phấn

- Tác dụng :

+Tăng sức gợi hình, gợi tả cho sự diễn đạt

+Cho thấy được sự phong phú về các loài hoa ở khu vườn của nhân  vật ''anh''

+Sự tinh tế của tác trong việc miêu tả và thấu hiểu tâm lý nhân vật của nhân vật ''cô'' là tình yêu cái đẹp , vẻ đẹp của tinh khôi, trong trẻo của những loài hoa

$\\$

$\\$

Bổ sung thêm:

 So sánh

$1.$ Cảnh khuya- Hồ Chí Minh

Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

+ So sánh tiếng suối với tiếng hát

$2.$ Quê hương-Đỗ Trung Quân

Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay

+So sánh quê hương với chùm khết ngọt, đường đi học

$3.$ Quê hương-Tế Hanh

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...

+So sánh: chiếc thuyền  với con tuấn mã;  cánh buồm với mảnh hồn làng

$\\$

Nhân hóa

$1.$ Mưa- Trần Đăng Khoa

Ông trời

Mặc áo giáp đen

Ra trận

Muôn nghìn cây mía

Múa gươm

Kiến

Hành quân

Đầy đường

+ Nhân hóa:

-Ông trời

-Cây mía- múa gươm

-Kiến -hành quân

$2.$ Tre Việt Nam-Nguyễn Duy

Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm tay níu tre gần nhau hơn

+ Nhân hóa: tre-đùm bọc lấy nhau

$3.$ Cây dừa-Trần Đăng Khoa

Cây dừa xanh toả nhiều tàu
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao

+ Nhân hóa: câu dừa-dang tay, đón gió, gật đầu, gọi

$\\$

Hoán dụ:

$1.$ Truyện Kiều-Nguyễn Du

Sen tàn, cúc lại nở hoa

Sầu dài ngày ngắn,đông đà sang xuân

+ Sen hoán dụ chỉ mùa hạ

+ Cúc hoán dụ chỉ thu

$2.$ Bài thơ về tiểu đội xe không kính-Phạm Tiến Duật

Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.

+ Trái tim hoán dụ chỉ người lính lái xe

$3.$ Việt Bắc-Tố Hữu

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.

+ Áo chàm hoán dụ chỉ người dân Việt Bắc

$\\$

Ẩn dụ:

$1.$ Viết lăng Bác- Viễn Phương 

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

+ Mặt trời trong lăng ẩn dụ chỉ Bác

$2.$Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ- Nguyễn Khoa Điềm

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng

+ Mặt trời của mẹ ẩn dụ chỉ con

$3.$ Truyện Kiều -Nguyễn Du

Rộng thương nội cỏ hoa hèn 

Chút thân bèo bọt dám phiền mai sau

+ Nội cỏ là cỏ ngoài nội, ngoài đồng mượn nói thân phận nhỏ mọn, tiểu nhân

+ Hoa hèn tuy là hoa nhưng lại mang thân phận hèn mọn 

$\\$

Liệt kê

$1.$ Truyên ngôn độc lập -Hồ Chí Minh

Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy

+ Liệt kê: tinh thần và lực lượng, tính mạng
$2.$Chuyện cơm hến -Hoàng Phủ Ngọc Tường

Người Huế có đủ cung bậc ngôn ngữ để diễn tả vị cay, bao gồm hết mọi giác quan, càng nói càng “sướng miệng”: cay phỏng miệng, cay xé lưỡi, cay điếc mũi, cay chảy nước mắt, cay toát mồ hôi, cay điếc tai, cay điếc óc,...” của Hoàng Phủ Ngọc Tường, các loại cảm giác cay được liệt kê sau dấu hai chấm, như "cay phỏng miệng, cay xé lưỡi, cay điếc mũi..." để mô tả cảm giác khi ăn vị cay của một món ăn.

+ Liệt kê: cay phỏng miệng, cay xé lưỡi, cay điếc mũi, cay chảy nước mắt, cay toát mồ hôi, cay điếc tai, cay điếc óc

$3.$ Cây tre Việt Nam-Thép mới

Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!” của Thép Mới, biện pháp liệt kê được sử dụng liên tục trong nhiều câu để mô tả và tôn vinh "cây tre" như một biểu tượng của sức mạnh và sự kiên cường

+ Liệt kê: giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một chuỗi quay mới lại đến và chúng ta vẫn bước tiếp trên con đường học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính, hãy luôn kiên trì và không ngừng cố gắng!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK