BÀI TẬP TUẦN 5
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
CHÂN, TAY, TAI, MẮT, MIỆNG
1.Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng từ xưa vẫn sống với nhau rất thân thiết. Bỗng một hôm, cô Mắt đến than thở với cậu Chân, cậu Tay rằng:
– Bác Tai, hai anh và tôi làm việc mệt nhọc quanh năm, còn lão Miệng chẳng làm gì cả, chỉ ngồi ăn không. Nay chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được hay không.
Cậu Chân, cậu Tay cũng nói:
– Phải đấy, chúng ta phải đi nói cho lão Miệng biết để lão tự lo lấy. Chúng ta vất vả nhiều rồi. Nay đã đến lúc lão phải tự mình tìm lấy thức ăn, xem lão có làm nổi không.
Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay cùng kéo nhau đến lão Miệng. Đi qua nhà bác Tai, họ thấy bác ta đang ngồi im lặng như nghe ngóng điều gì. Cả ba cùng chạy vào cùng nói:
– Bác tai ơi, bác có đi với chúng cháu đến nhà lão Miệng không? Chúng cháu đến nói cho lão biết từ nay chúng cháu không làm cho lão ăn nữa. Chúng cháu cũng như bác, lâu nay vất vả nhiều rồi, nay phải nghỉ ngơi mới được.
Bác Tai gật đầu lia lịa:
– Phải, phải… Bác sẽ đi với các cháu!
Bốn người hăm hở1 đến nhà lão Miệng. Ðến nơi, họ không chào hỏi gì cả. Cậu Chân, cậu Tay nói thẳng luôn với lão:
– Chúng tôi hôm nay đến không phải để thăm hỏi, trò chuyện gì với ông, mà để nói cho ông biết: từ nay chúng tôi không làm để nuôi ông nữa. Lâu nay, chúng tôi đã cực khổ, vất vả vì ông nhiều rồi.
Lão Miệng nghe nói, rất lấy làm ngạc nhiên. Lão nói:
– Có chuyện gì muốn bàn với nhau thì hãy vào nhà đã. Làm gì mà nóng nảy thế?
Bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay đều lắc đầu mà rằng:
– Không, không phải bàn bạc gì nữa. Từ nay trở đi, ông phải lo lấy mà sống. Còn chúng tôi, chúng tôi sẽ không làm gì cả. Xưa nay, chúng tôi có biết cái gì ngọt bùi ngon lành mà làm cho cực!
Nói rồi cả bọn kéo nhau về.
2. Từ hôm đó, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay không làm gì nữa. Một ngày, hai ngày, rồi ba ngày, cả bọn thấy mệt mỏi, rã rời. Cậu Chân, cậu Tay không còn muốn cất mình lên để chạy nhảy vui đùa như trước nữa; cô Mắt thì ngày cũng như đêm lúc nào cũng lờ đờ2, thấy hai mi nặng trĩu như buồn ngủ mà ngủ không được. Bác Tai trước kia hay đi nghe hò nghe hát, nghe tiếng gì cũng rõ, nay bỗng thấy lúc nào cũng ù như xay lúa ở trong. Cả bọn lừ đừ3 mệt mỏi như thế, cho đến ngày thứ bảy thì không chịu được nữa, đành họp nhau lại để bàn.
3. Bác Tai nói với cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay:
– Chúng ta lầm rồi các cháu ạ. Chúng ta nếu không làm cho lão Miệng có cái ăn thì chúng ta sẽ bị tê liệt tất cả. Lão Miệng không đi làm, nhưng lão có công việc là nhai. Như vậy cũng là làm việc chứ không phải ăn không ngồi rồi4. Trước kia sống với nhau thân thiết như thế, nay tự dưng chúng ta gây nên chuyện. Lão Miệng có ăn thì chúng ta mới khỏe khoắn được. Chúng ta nên đến nói lại với lão, các cháu có đi không?
Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay cố gượng dậy đi theo bác Tai đến nhà lão Miệng. Ðến nơi, họ thấy lão Miệng cũng nhợt nhạt cả hai môi, hàm răng thì khô như rang, không buồn nhếch mép. Bác Tai, cô Mắt vực lão Miệng dậy. Còn cậu Chân, cậu Tay thì đi tìm thức ăn. Lão Miệng ăn xong dần dần tỉnh lại. Bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay tự nhiên thấy đỡ mệt nhọc, rồi thấy trong mình khoan khoái5 như trước. Từ đó lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị6 ai cả.
(In trong Tuyển tập Văn học dân gian Việt Nam, Truyện cười-Truyện trạng cười – Truyện ngụ ngôn, Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ (biên soạn, tuyển chọn), NXB Giáo dục, 2007)
*Chú giải:
(1)Hăm hở: Dáng bộ hăng hái, muốn thực hiện ngay ý định.
Lờ đờ: chậm chạp, thiếu tinh nhanh
Lừ đừ: chậm chạp, mệt mỏi.
Ăn không ngồi rồi: chỉ ăn, không làm, sống hưởng thụ mà không lao động
Khoan khoái: cảm giác dễ chịu, thoải mái.
Tị: so bì, thiệt hơn
*Câu hỏi:
Câu 1: Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2: Vì sao cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai lại so bì với lão Miệng?
Câu 3: Hậu quả của việc so bì, tị nạnh đó như thế nào? Họ đã giải quyết hậu quả đó bằng cách nào?
Câu 4: Theo em, ai là người nhận thức ra vấn đề và tìm cách giải quyết vấn đề đầu tiên? Vì sao?
Câu 5: Giải nghĩa các từ và cụm từ sau: Hăm hở, Lờ đờ, chậm chạp, Lừ đừ, Ăn không ngồi rồi, Khoan khoái, Tị
Câu 6: Câu chuyện đã sử dụng hình thức nghệ thuật nào để kể chuyện? Từ đó, truyện nhằm khuyên nhủ điều gì?
Câu 7: Có ý kiến cho rằng: “Từ câu chuyện cãi vã của các bộ phận, Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng đã truyền tải bài học ý nghĩa về tinh thần đoàn kết”. Em hãy phân tích truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng để làm sáng tỏ ý kiến trên.
1. - Thể loại : Truyện ngụ ngôn.
- PTBĐ chính : Tự sự.
2. Vì họ nhận thấy bản thân phải làm việc nhọc nhằn quanh năm, còn lão Miệng thì chẳng làm gì, chỉ ngồi ăn không.
3.
Hậu quả :
- Từ hôm đó, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay không làm gì nữa. Một ngày, hai ngày, rồi ba ngày, cả bọn thấy mệt mỏi, rã rời.
- Cậu Chân, cậu Tay không còn muốn cất mình lên để chạy nhảy vui đùa như trước nữa.
- Cô Mắt thì ngày cũng như đêm lúc nào cũng lờ đờ, thấy hai mi nặng trĩu như buồn ngủ mà ngủ không được.
- Bác Tai trước kia hay đi nghe hò nghe hát, nghe tiếng gì cũng rõ, nay bỗng thấy lúc nào cũng ù như xay lúa ở trong.
______________
Cách xử lí : Họ hợp lại với nhau, bàn nhau đến nhà lão Miệng để nói lại với lão. Đến nơi, họ thấy lão Miệng cũng nhợt nhạt cả hai môi, hàm răng thì khô như rang, không buồn nhếch mép. Bác Tai, cô Mắt vực lão Miệng dậy. Còn cậu Chân, cậu Tay thì đi tìm thức ăn. Lão Miệng ăn xong dần dần tỉnh lại. Cả bọn lại khoai khoải, đỡ mệt nhọc.
4. Theo em, bác Tai là người nhận thức ra vấn đề đầu tiên và tìm cách giải quyết. Vì bác Tai cảm thấy khi lão Miệng không ăn sẽ khiến cho họ bị tê liệt.
5.
- "Hăm hở" : tỏ ra hăng hái, phấn khích tham gia vào một công việc chung nào đó, với tất cả lòng nhiệt tình để bắt tay vào công việc.
- "Lờ đờ" : là tình trạng buồn ngủ sâu và kéo dài mà người bệnh chỉ có thể tỉnh dậy một cách khó khăn và tạm thời.
- "Chậm chạp" : có tốc độ, nhịp độ dưới mức trung bình nhiều, rất chậm.
- "Lừ đừ" : trạng thái chậm chạp, nặng nề, không linh hoạt.
- "Ăn không ngồi rồi" : chỉ ngồi chơi, không chịu làm một việc gì cả, hoặc không có một việc gì để làm.
- "Khoan khoái" : có cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái và dễ chịu.
6. Câu chuyện sử dụng nghệ thuật đặc sắc, mượn các bộ phận trên cơ thể con người để kể chuyện; có kết cấu ngắn gọn, đủ các nhân vật, những mâu thuẫn cao trào; với giọng kể hài hước, dí dỏm. Từ đó, truyện nhằm khuyên nhủ với chúng ta bài học triết lí sâu sắc về sự đoàn kết, gắn bó của con người trong cộng đồng.
Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!
Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!
Copyright © 2024 Giai BT SGK