Trang chủ Ngữ văn Lớp 11 Đọc văn bản sau:            Người ta thường nói: Trời không tạo ra người đứng trên người và cũng không tạo...
Câu hỏi :

Đọc văn bản sau:

           Người ta thường nói: Trời không tạo ra người đứng trên người và cũng không tạo ra người đứng dưới người. Kể từ khi tạo hóa làm ra con nqười thì tất cả sinh ra đều bình đẳng, mọi người đều có tư cách, có địa vị như nhau, không phân biệt đẳng cấp trên dưới, giàu nghèo.

           Loài người chúa tể của muôn vật bằng hoạt động trí óc và hoạt động tay chân mà biến mọi thứ có trên thế gian thành vật có ích cho bản thân mình. Nhờ thế mà thỏa mãn được nhu cầu ăn, mặc, ở, sống tự do theo ý muốn và không làm phiền, làm cản trở cuộc sống của đồng loại. Con người có thể sống yên ổn, vui vẻ trên thế gian. Đó là ý Trời, là niềm hy vọng của Trời đối với con người.

           Vậy mà nhìn rộng ra khắp xã hội, cuộc sống con người luôn có những khoảng cách một trời một vực. Đó là khoảng cách giữa người thông minh và kẻ đần độn; giữa người giàu và người nghèo; giữa tầng lớp quý tộc và tầng lớp hạ đẳng.

           Như thế là tại làm sao? Nguyên nhân thực ra rất rõ ràng.

           Cuốn sách dạy tu thân Thực ngữ giáo có câu: Kẻ vô học là người không có tri thức, kẻ vô tri thức là người ngu dốt. Câu nói trên cũng có thể hiểu: sự khác nhau giữa người thông minh và kẻ đần độn là ở chỗ có học hay vô học mà thôi.

           Trên thế gian có cả việc khó lẫn việc dễ. Người làm được việc khó được coi là người quan trọng. Người làm việc dễ thường có địa vị thấp, bị coi thường. Công việc cần sự khổ nhọc về tinh thần được xem là việc khó, còn lao động chân tay là việc dễ. Vì thế, học giả, quan chức chính phủ, giám đốc các công ty lớn, chủ trang trại sử dụng nhiều nhân công là những người có địa vị cao, quan trọng. Một khi đã là những người có địa vị, quan trọng thì đương nhiên gia đình họ cũng giàu sang sung túc đến mức tầng lớp hạ đẳng nằm mơ cũng không được. Tuy vậy, nếu suy nghĩ kĩ lưỡng gốc rễ của vấn đề thì chỉ có một nguyên nhân. Đó chẳng qua là do có chịu khó học hay không mà thôi, chứ có người nào được Trời phú cho đâu. Ngạn ngữ có câu: Trời không ban cho con người phú quý. Chính con người tạo ra giàu sang phú quý. Có nghĩa là Trời nhìn vào kết quả hoạt động, lao động của con người để ban thưởng.

           Như tôi đã đề cập: ở con người vốn dĩ không có chênh lệch sang hèn, giàu nghèo. Vì thế, có thể nói rằng: con người chịu khó học, hiểu biết nhiều sẽ trở thành người quan trọng, sống sung túc; người vô học sẽ trở thành con người thấp kém, nghèo khổ.

                     (Trích: Khuyến học, Fukuzawa Yukichi, Phạm Hữu Lợi dịch, NXB Thế giới,

2017, tr.24) 

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản?

Câu 2. Nêu luận đề của văn bản?

Câu 3. Văn bản trên có thể được chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần?

Câu 4. Chỉ ra mục đích, quan điểm của tác giả được thể hiện ở văn bản trên?

Câu 5. Anh/ chị có đồng tình với quan điểm: con người chịu khó học, hiểu biết nhiều sẽ trở thành người quan trọng, sống sung túc; người vô học sẽ trở thành con người thấp kém, nghèo khổ không? Lí giải vì sao?

Lời giải 1 :

`Answer` `:`

Câu `1` `:` 

`@` Phương thức biểu đạt chính `:` Nghị luận.

Câu `2` `:` 

`@` Luận đề của văn bản `:` Đề cao việc học đối với mỗi người. 

Câu `3` `:`

`@` Văn bản trên có thể được chia làm `7` phần.

Đoạn `1` `:` '' Người ta thường...giàu nghèo''.

`->` Nhìn nhận của tác giả về con người trên thực tế.

Đoạn `2` `:` '' Loài người chúa tể...con người''.

`->` Sự tiến hóa và nhu cầu sông cơ bản của con người.

Đoạn `3` `:` '' Vậy mà nhìn rộng ra khắp xã hội,...hạ đẳng''

`->` Khoảng cách giữa người thông minh và kẻ đần độn, tầng lớp hay giàu nghèo trong xã hội. 

Đoạn `4` `:` '' Như thế là tại làm sao? Nguyên nhân thực ra rất rõ ràng''

`->` Nguyên nhân của vấn đề đặt ra ở trên.

Đoạn `5` `:` '' Cuốn sách dạy tu nhân Thực ngữ giáo...vô học mà thôi''

`->` Lấy dẫn chứng từ cuốn sách ''Thực ngữ giáo'' để làm sáng tỏ vấn đề.

Đoạn `6` `:` '' Trên thế gian...để ban thưởng''

Đoạn `7` `:` '' Như tôi...thấp kém, nghèo khô ''

`->` Đoạn `6` `+` đoạn `7` `:` Việc học quan trọng, đem lại giá trị cho sự tồn tại của con người có ý nghĩa đối với xã hội và cuộc sống. 

Câu `4` `:`

`@` Mục đích `:` Truyền tải thông điệp về việc học có tầm quan trọng đối với mỗi người, có học thức mới đem lại địa vị và danh dự cùng cuộc sống sung túc, ấm no cho con người. 

`@` Quan điểm `:` Con người vốn dĩ không có chêch lệch sang hèn, giàu nghèo. Vì thế, có thể nói rằng `:` con người chịu khó học, hiểu biết sẽ trở thành người quan trọng, sống sung túc ; người vô học sẽ trở thành con người thấp kém, nghèo khổ. 

Câu `5` `:` 

`@` Tôi đồng tình với quan điểm trên. Bởi những người luôn nỗ lực và cố gắng học, hiểu biết rộng, mở mang thêm vốn tri thức, tương lai sẽ rộng mở hơn, cuộc sống sẽ giàu sang, đủ đầy và ấm no. Ngược lại với những người vô học sẽ trở thành những kẻ vô dụng trong xã hội, trở thành con người bất hạnh và không đem lại lợi ích gì cho cuộc sống sau này, tương lai mù mịt, yếu kém và thất bại nhiều hơn. 

`#HVN`

Lời giải 2 :

1. Nghị luận

2. Luận đề của văn bản là vai trò của học vấn đối với con người 

3. 

Phần 1: đoạn thứ 1,2 

nội dung: bàn về vị trí của con người trong đời

Phần 2: đoạn 3, 4, 5

nội dung: vị trí, đẳng cấp của con người trong cuộc sống và nguyên nhân

Phần 3: đoạn 6,7 

nội dung: bàn luận về tầm quan trọng của học vấn đối với con người

4.

Mục đích: nhấn mạnh tầm quan trọng của học vấn đối với con người

Quan điểm của tác giả: nhấn mạnh tầm quan trọng của học vấn và khẳng định con người chỉ khác nhau ở tri thức chứ không phải sang giàu, địa vị xã hội hay của cải vật chất 

5. Em đồng ý với quan điểm này. Nhờ chịu khó học hành, con người sẽ tích lũy tri thức và đạt được thành công, xây dựng được sự nghiệp và có công việc tốt để sống đủ đầy, hạnh phúc hơn. Ngược lại, nếu lười học, con người sẽ khó có thể tiến thân và có được nghề nghiệp và sống đủ đầy trong tương lai. 

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 11

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng tương lai và học đại học có thể gây hoang mang, nhưng hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK