Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 Có một con Bướm vàng xinh đẹp suốt ngày bay lượn, vừa chập chờn hạ cánh đậu xuống cành hoa...
Câu hỏi :

Có một con Bướm vàng xinh đẹp suốt ngày bay lượn, vừa chập chờn hạ cánh đậu xuống cành hoa này đã vội vã bay sang đóa hoa khác.

Vốn tính hay hợm hĩnh, cho nên khi gặp mấy đóa hoa sâu, Bướm giở giọng khinh bỉ, khích bác những con Sâu đang cuốn mình ẩn bên trong.


- Này con Sâu kia, trông chúng bay sao mà tởm thế! Sao bọn bay lại dám ẩn nấp ở trong những bông hoa xinh đẹp, làm cho nó sớm tàn héo như vậy? Trời sinh ra hoa là để cho họ nhà Bướm chúng tao, đâu phải dành cho chúng bay. Thật chúng bay đúng là đồ ăn hại!

Sâu bèn cãi lại:

- Không, anh Bướm ơi. Hoa là chỗ ở của chúng tôi. Chúng tôi đã sinh ra ở đó và lớn lên ở đó. Chính họ nhà Bướm các anh đã hút hết nhụy hoa, làm hoa mau tàn, chứ đâu phải tại chúng tôi.

Nghe đến đây, Bướm liền to tiếng ngay:

- Bọn Sâu dơ bẩn kia, không được xấc láo như vậy. Trong muôn loài chúng bay thấy có ai đẹp bằng tao không nào? Chỉ có chúng tao, họ nhà Bướm mới xứng đáng là chủ nhân của các loài hoa, mới có quyền hưởng hương sắc và cả nhụy ngọt của hoa mà thôi.

Sâu nghe giọng kiêu căng của Bướm như vậy, liền ôn tồn bảo:

- Anh Bướm ơi, đừng nên to tiếng như thế nữa. Hãy nhìn lại sau gót mình cái đã. Anh có biết không? Xưa kia anh cũng là Sâu thôi. Cớ sao bây giờ anh lại giở giọng kênh kiệu và khinh bạc chúng tôi như vậy. Bỏ quên dòng giống, gốc gác của mình thì có gì để mà tự phụ, để mà lên mặt dạy kẻ khác.

Bướm không sao cãi lại được, đành im lặng chuồn mất.

Ngạn ngữ có câu: "Thành bướm đừng có quên sâu". Đó là một lời nhắc nhở đáng quý đối với ai mau quên gốc gác của mình.

1: hãy xác định thể loại và ngôi kể của truyện bướm và sâu

2 : Liệt kê 1 số từ ngữ chỉ không gian và thời gian trong truyện 

3 : tìm phó từ và cho bt ý nghĩa của phó từ trong câu văn sau: chính họ nhà bướm các anh đã hút hết nhụy hoa, làm hoa mau tàn chứ đâu phải tại chúng tôi.

4 : xác định tình huống trong truyện bướm và sâu.

tình huống ấy có tác dụng thế nào trong việc thể hiện đặc điểm nhân vật?

5 : Em rút ra đc bài học gì từ câu truyện trên?

Trl xong trc cho trl hay nht vs 5s

Lời giải 1 :

1: hãy xác định thể loại và ngôi kể của truyện bướm và sâu

Thể loại: truyện ngụ ngôn ( truyện của dân gian, viết theo văn xuôi hay văn vần, thông qua nhân hóa các loài vật, con vật, đồ vật để nói lên bài học đạo lí sâu sắc, những thói hư tật xấu của người)

Ngôi kể: ngôi thứ 3 ( người kể ẩn mình đi, kể về những sự việc liên quan đến nhân vật )

2 : Liệt kê 1 số từ ngữ chỉ không gian và thời gian trong truyện 

`->` Không gian:  chỗ ở của chúng tôi ( lời của nhân vật Sâu ) , cành hoa, đóa hoa

`->` Thời gian: Xưa kia, bây giờ, suốt ngày 

3 : tìm phó từ và cho bt ý nghĩa của phó từ trong câu văn sau: chính họ nhà bướm các anh đã hút hết nhụy hoa, làm hoa mau tàn chứ đâu phải tại chúng tôi.

`->` Phó từ: đã ( đứng trước động từ : hút hết nhụy hoa) 

`+` Nhấn mạnh, bổ sung diễn đạt nghĩa cho hành động của ''họ nhà bướm'', trong câu này, phó từ dùng để phơi bày tội ác của bướm kia bằng lời nhân vật sâu

4 : xác định tình huống trong truyện bướm và sâu.

`->` Tình huống truyện:

Bắt đầu từ việc bướm buông lời chế nhạo sâu, sau đó là cuộc cãi vã, tranh luận giữa 2 con vật sâu và bướm, cuối cùng bướm phải chịu thua vì lời của sâu nói quả thật đáng lí

tình huống ấy có tác dụng thế nào trong việc thể hiện đặc điểm nhân vật?

`@` Tác dụng:

`+`  Đối với Sâu: thể hiện lên cái đẹp từ bên trong, gốc gác giản dị, chân thực , mộc mạc của mỗi người 

`+` Đối với Bướm: thể hiện lên sự đẹp của vẻ ngoài nhưng đã trở nên kiêu căng, quên đi gốc gác, cội nguồn ( trước kia Bướm cũng từng là Sâu mà lại đi chê bai Sâu xấu xí ) 

`@` 5 : Em rút ra đc bài học gì từ câu truyện trên?

Bài học:

`->` Thông qua câu chuyện, tác giả đã gửi gắm bài học sâu sắc, triết lí cao đẹp muốn truyền đạt đến tất cả chúng ta. Đó là đừng bao giờ quên đi gốc gác, cội nguồn ''cây có cội, nước có nguồn''. Vậy nên  hướng về cội nguồn không những là trách nhiệm mà nó còn làm cho con người chúng ta thêm yêu thương nguồn gốc, gốc gác của bản thân, hãy luôn hướng về cội nguồn, gìn giữ những phẩm chất tốt đẹp của cái nôi sinh dưỡng mỗi con người chúng ta. 

Lời giải 2 :

`ttcolor{#88ffd7}{#KThw}`

`1:` 

`@` Thể loại: Ngụ ngôn

`=>` Dùng phép nhân cách hóa để biến những động vật trở nên có hồn, có tiếng nói, hoạt động như con người nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng trong cuộc sống của loài động vật đó. `->` Nhằm truyền tải một chuyên đề về một giá trị nhân văn/nhân đạo cao cả, quan niệm triết lý.

`@` Ngôi kể: Ngôi thứ `3`

`=>` Người kể không tham gia vào câu chuyện: Tăng tính khách quan, linh hoạt.

`2:`

`@` Từ ngữ chỉ không gian: cành hoa (con bướm đã hạ cánh đậu xuống), đóa hoa (con bướm vội vã bay sang).

`@` Từ ngữ chỉ thời gian: suốt ngày, khi gặp mấy đóa hoa sâu, sớm tàn héo.

`3:`

`@` Câu văn ''Chính họ nhà bướm các anh đã hút hết nhụy hoa, làm hoa mau tàn chứ đâu phải tại chúng tôi''

`->` Phó từ: đã.

`=>` Ý nghĩa của phó từ: Góp phần thể hiện, nhấn mạnh sự tổn hại mà họ nhà bướm đã gây ra; bổ sung thông tin/ý nghĩa cho động từ ''hút''

`4:` Tình huống trong truyện Bướm và Sâu:

`->` Khi Bướm có hành động khinh thường, sỉ nhục và xúc phạm dòng họ nhà Sâu; Sâu đã kiên nhẫn, ôn tồn giảng giải, chứng minh bản thân không phải là kẻ vô dụng, kẻ tàn phá hoa/thiên nhiên. `=>` Thiết lập cuộc đối thoại mang tính chất: Bướm thì khinh thường, nóng giận (sau cùng lại ngậm ngùi chuồn đi) `-` Sâu nhẹ nhàng, ôn tồn, kiên nhẫn giải thích.

`5:` Qua câu chuyện trên, em rút ra được bài học:

`+` Trong cuộc sống thực tiễn, bản thân luôn phải trang bị nhận thức/suy nghĩ chín chắn, tránh có những phát ngôn mang tính lăng mạ, xúc phạm tới danh dự và nhận phẩm của người khác, của dòng họ khác.

`+` Câu chuyện đã đề cao câu nói ''Thành bướm đừng có quên sâu'' `->` Ngụ ý: Chúng ta luôn luôn phải ghi nhớ, biết ơn tổ tiên, nguồn gốc của bản thân ta.

`+` Là công dân Việt Nam, chúng ta cần hành xử có phải phép, văn minh

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, chúng ta được sống lại những kỷ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới. Hãy tận dụng cơ hội này để làm quen và hòa nhập thật tốt!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK