Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 Bài 1. Tìm biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng trong các câu sau: a. Bàn...
Câu hỏi :

cứ tui vớiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii

image

Bài 1. Tìm biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng trong các câu sau: a. Bàn tay ta làm nên tất cả có sức người sỏi đá cũng thành cơm. (Bài ca vỡ

Lời giải 1 :

`@` a) Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

`->` BP Nói quá: Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

`+` Ý chỉ bàn tay ta ( sức lao động của con người) có sức mạnh lớn lao, làm nên được mọi thức (dù là sỏi đá cứng cáp cũng trở thành cơm mềm dẻo )

`@`b)  Anh cứ yên tâm, vết thương chỉ sượt da thôi. Từ giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận trời được.

`->` BP Nói quá; Từ giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận trời được

`+` Ý chỉ sức lực lớn lao, tinh thần vượt khó, không ngại gian nan, khó khăn ( dù có vết thương `->` nói quá: đi lên đến tận trời mà trời là mênh mông, bao la )

`@`c) […] Cái cụ bá thét ra lửa ấy lại xử nhũn mời hắn vào nhà xơi nước.

`->` BP Nói quá:  thét ra lửa

`+` Ý chỉ người được nhắc đến ''cụ bá'' là người có quyền lực cao ''thét ra lửa '' ( sức mạnh siêu nhiên )

`@`Bài 2:

`-> ` a) Ở nơi chó ăn đá gà ăn sỏi thế này, cỏ không mọc nổi nữa là trồng rau, trồng cà.

`+` Cỏ không mọc nổi: chỉ nơi đất khô cằn, cằn cỗi, không trồng trọt được `->` đó là nghĩa của câu ''chó ăn đá gà ăn sỏi ''

`-> ` b) Nhìn thấy tội ác của giặc, ai ai cũng bầm gan tím ruột

`+` Bầm gan tím ruột: tức giận, căm hờn, căm phẫn vì một điều gì đó `->` vì tội ác của bọn giặc nên ai ai cũng đều tức giận, hận thù

`-> ` c) Cô Nam tính tình xởi lởi, ruột để ngoài da

`+` Ruột để ngoài da: chỉ người không nghĩ trước khi nói, tính tình quá vô tư, không nghĩ kĩ càng về điều gì 

`+` Xởi lởi là: người dễ tiếp xúc, rộng rãi ( cũng có thể gọi là dễ lợi dụng )

`-> ` d) Lời khen của cô giáo làm cho nó nở từng khúc ruột

`+` Nở từng khúc ruột: tâm trạng kiêu hãnh, vui vẻ khi được một việc gì đó mà bản thân thấy hãnh diện ( ở câu trên nguyên nhân là do được cô giáo khen ) 

`-> ` e) Bọn giặc hoảng hốt vắt chân lên cổ mà chạy.

`+` Vắt chân lên cổ: dùng hết sức bình sinh để chạy, cố hết sức để thoát khỏi, chạy khỏi việc gì đó làm cho bản thân hoảng sợ, hoảng hốt

Lời giải 2 :

`1)`

`a)` `=>` Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

`+` Ý nghĩa: nâng cao, khuyến khích tinh thần tự lực, giá trị lao động. Chỉ cần cố gắng hết sức thì việc gì khó cũng vượt qua được.

`b)` `=>` Từ giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận trời được

`+` Ý nghĩa: Giảm nhẹ sự nguy cấp của vết thương, trấn an tinh thần người bị thương. Thể hiện rằng vết thương không lớn lắm.

`2)`

`a)` Ở nơi chó ăn đá gà ăn sỏi thế này`,` cỏ không mọc nổi nữa là trồng rau, trồng cà

`=>` Chỉ sự khô cằn, khó trồng trọt ở chỗ đất đai này

`b)` Nhìn thấy tội ác của giặc, ai ai cũng bầm gan tím ruột

`=>` Chỉ nổi uất ức, uất phẫn trong lòng người dân, căm tức và đớn đau trước tội ác của giặc

`c)` Cô Nam tính tình xởi lởi, ruột để ngoài da

`=>` Chỉ rằng tính tình vô tư, dễ nói mà không có trước có sau, không nghĩ kĩ càng  

`d)` Lời khen của cô giáo làm cho nó nở từng khúc ruột

`=>` Chỉ sự vui vẻ, sung sướng, hãnh diện trong tâm học sinh

`e)` Bọn giặc hoảng hốt vắt chân lên cổ mà chạy

`=>` Chỉ sự hốt hoảng, lo sợ của bọn giặc, dùng hết tốc lực để chạy trốn

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK