Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong các ngữ liệu sau Bài tập: Tìm và...
Câu hỏi :

Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong các ngữ liệu sau

image

Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong các ngữ liệu sau Bài tập: Tìm và phân tiếp các dụng của bpt lien sau: a. b. của C. Đô xuôi Thạ

Lời giải 1 :

a.

- Hoán dụ: "Tuổi hai mươi"

- Tác dụng:

+ Làm cho câu văn thêm sinh động, lôi cuốn.

+ Làm đẹp ý nghĩa của sự hy sinh: những người lính hy sinh đã hóa thân vào "dáng hình xứ sở", vì thế sự hi sinh ấy tồn tại vĩnh hằng trong lòng nhân dân.

b.

- So sánh: "con gặp lại nhân dân"-"nai về suối cũ"

- Tác dụng:

+ Giúp câu văn trở nên dễ hình dung.

+ Nhấn mạnh niềm vui khi những người chiến sĩ gặp lại nhân dân. Đó chính là tình cảm gắn bó khăng khít giữa người chiến sĩ cách mạng và nhân dân.

c.

- Nhân hóa: "Gió - đuổi nhau", "Góc vườn - rụng vội", "Trái na - mở mắt" , "nhìn ngơ ngác", "Đàn kiến - trường chinh".

- Liệt kê: "lá", "cành", "gió", "góc vườn", "chiếc mo cau", "trái na", "đàn kiến"

- Tác dụng:

+ Làm câu văn trở nên sinh động, dễ hình dung.

+ Những vật vô tri vô giác trở nên gần gũi và quen thuộc với người đọc hơn. Đồng thời bằng phép liệt kê giúp cho mùa thu hiện len thật thơ mộng, sống động và đẹp đẽ. 

Lời giải 2 :

a.

- Hoán dụ : "Tuổi hai mươi" ( chỉ những người lính trẻ đi bộ đội từ rất sớm )

- Nhân hóa : "Cỏ" thành "sóng nước"

-> Tác dụng :

+ Làm cho câu thơ thêm phần sinh động, gợi hình, gợi cảm, gây ấn tượng với người đọc.

+ Làm nổi bật lên hình ảnh người lính trẻ sẽ luôn được in sâu trong lòng mỗi người dân và luôn sống mãi trong tim họ như một lời cảm ơn, sự ghi nhớ công lao.

_  _  _  _

b.

- So sánh : "Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ", "Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa"

- Tác dụng :

+ Gợi lên những liên tưởng mới lạ, đưa lại hiệu quả thẩm mĩ cao.

+ Thể hiện việc gặp lại người dân đối với người lính như đem lại nguồn sống, sức mạnh lớn lao. Đó như một cảnh đẹp vĩnh hằng, ví như nai về suối cũ.

+ Nói lên tình quân dân thắm nằng, sự gắn bó của người chiến sĩ khi gặp lại quê hương.

_  _  _  _

c.

- Nhân hóa : "Gió đuổi nhau", "Trái na mở mắt nhìn ngơ ngác", "Đàn kiến trường chinh tự"

- Liệt kê : "lá, cành, gió, góc vườn, chiếc mo cau, trái na, đàn kiến"

-> Tác dụng :

+ Làm cho câu thơ thêm sinh động, gợi hình, gợi cảm, gây ấn tượng với người đọc.

+ Vừa làm cho khung cảnh thiên nhiên mùa thu trở nên thơ mộng, sống động; vừa biến những vật vô tri vô giác trở nên chân thật, có hồn và gần gũi với cuộc sống con người.

+ Thể hiện sự quan sát, trường liên tưởng tinh tế của tác giả.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK