Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 một đứa bé nhìn thấy một chai đầy hạt dẻ . đứa bé rất muốn ăn nên đã cho tay...
Câu hỏi :

một đứa bé nhìn thấy một chai đầy hạt dẻ . đứa bé rất muốn ăn nên đã cho tay vào lọ đầy ắp hạt dẻ ấy Cậu bé dùng sức nắm lấy một nắm lớn, nhưng khi muốn rút tay ra, lại phát hiện miệng chai quá nhỏ, tay bị kẹt không lấy ra được.Đứa trẻ bất lực khóc òa lên.Một người qua đường nhìn thấy thế, anh ta nói với đứa trẻ: "Con chỉ cần nắm lấy ít hơn một nửa, sẽ có thể dễ dàng rút tay ra. Hãy học cách biết bằng lòng." 1 xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính? 2 tìm các loại cụm từ có trg câu 1,2 của đoạn văn ? 3 tìm từ đa nghĩa trg đoạn và cho thêm 3 vd tương tự ? 4 tìm các phép liên kết trg đoạn ? 5 p/tích cấu tạo ngữ pháp câu 2 trg đoạn ? Đặt thêm 1 ví dụ có cấu trúc như câu vừa xác định . 6 bài học rút ra từ đoạn văn trên là gì ? 7 tìm nhg câu thành ngữ ,tục ngữ về bài học được rút ra từ văn bản trên ?

Lời giải 1 :

1. Thể loại       : Truyện ngụ ngôn    
    PTBĐ chính : Tự sự
2. Các loại cụm từ trong câu 1 - 2 của đoạn văn là :
- Cụm danh từ : " một đứa bé " , " lọ đầy ắp hạt dẻ "
- Cụm động từ : " nhìn thấy một chai đầy hạt dẻ " , " cậu bé rất muốn ăn nên đã cho tay vào " 
3. Từ đa nghĩa trong đoạn văn trên là : " Nắm "
- Từ " nắm "  đầu tiên : Động tác co tay để cầm nắm một vật .
- Từ  " nắm " thứ hai   : Cầm nắm một đồ vật lớn trong tay .
- Từ  " nắm " thứ ba    : Đơn vị chỉ số lượng của vật .
** Ví dụ :
Vd 1 :  " ăn "
- Nghĩa gốc : ăn cơm 
- Nghĩa chuyển : 
+ ăn ảnh : đẹp hơn so với thực tế bên ngoài
+ ăn cưới : ăn,uống vào dịp cưới hỏi .
Vd 2 : " chín "
- Nghĩa gốc : lúa chín  
- Nghĩa chuyển :
+ chín chắn : đủ vững vàng , cẩn thận và trưởng thành
+ chín muồi : thời cơ thích hợp . 
Vd 3 : " đi "
- Nghĩa gốc : đi đứng
- Nghĩa chuyển :
+ đi : chỉ sự ra đi của một ai đó ( cái chết )
.. " Bà ra đi thanh thản . " 
4. Các phép liên kết trong đoạn là :
- Phép thế : + " Đứa bé - Cậu bé - Đứa trẻ - Con  " 
                    +  " Một người đi qua đường - anh ta " 
                    + " Một chai - lọ "
- Phép nối : + " nên "
                    + " nhưng "

- Phép lặp : + " hạt dẻ "
                   + " nắm " 
                    + " chai "
5. Phân tích : Đứa bé rất muốn ăn nên đã cho tay vào lọ đầy ắp hạt dẻ .
- Chủ ngữ : Đứa bé 
- Vị ngữ    : rất muốn ăn nên đã cho tay vào lọ đầy ắp hạt dẻ 
  Ví dụ : Đứa trẻ bất lực òa khóc lên .
6. Bài học rút ra từ đoạn văn trên là :
+ Hãy học cách bằng lòng với những thứ bản thân đang có .
+ Học cách kiểm soát cảm xúc , bình tĩnh trước mọi khó khăn,thử thách
7. Những câu thành ngữ , tục ngữ về bài học được rút ra từ văn bản trên là :
- Có rau ăn rau , có cháo ăn cháo. 
- ăn có chừng ,chơi có độ 
                              ------------------------------------
Bạn tham khảo nha !!
#ngocmai47 

Lời giải 2 :

`1.` 

`-` Thể loại: Truyện ngụ ngôn.

`-` PTBĐ chính: Tự sự.

`2.` Cụm từ: một đứa bé, một chai đầy hạt dẻ, đã cho tay vào, rất muốn ăn.

`3.` 

`-` Từ đa nghĩa: "Nắm"

`+` "Nắm" có thể hiểu là cầm lấy, giữ lấy bằng tay một vật gì đó. (nắm lấy bàn tay)

`+` "Nắm" có thể hiểu là đơn vị dùng đêr tượng trưng cho số lượng. (một nắm hạt dẻ)

`- 3` VD tương tự:

`-` Viết:

`+` Viết có thể hiểu là cây bút. (cây viết, viết chì)

`+` Viết có thể hiểu là hành động vạch những đường tạo tahnhf nét chữ.

`-` Cuốn:

`+` Cuốn có thể hiểu là "quyển"

`+` Cuốn có thể hiểu là sự hấp dẫn. (cuốn hút)

`-` Nhỏ:

`+` Nhỏ có thể hiểu là miêu tả kích thước.

`+` Nhỏ có thể hiểu là cách gọi một người con gái nhỏ tuổi.

`4.` 

`-` Phép thế:

`+` "Đứa bé" - "Cậu bé" "Đứa trẻ"

`+` "một chai đầy hạt dẻ" - "lọ đầy ắp hạt dẻ"

`+` "Đứa trẻ bất lực khóc òa lên" - nhìn thấy "thế"

`5.` Đứa bé rất muốn ăn nên đã cho tay vào lọ đầy ắp hạt dẻ ấy.

`-` Chủ ngữ: Đứa bé

`-` Vị ngữ: rất muốn ăn nên đã cho tay vào lọ đầy ắp hạt dẻ ấy.

`6.` Bài học:

`+` Luôn đón nhận mọi thứ một cách tích cực.

`+` Học cách bằng lòng và chấp nhận những gì mình có, và những gì mình nhận được.

`+` Luôn bình tĩnh trước mọi tình huống và suy nghĩ thật thấu đáo.

`7.` 

[Sưu tầm] Thành ngữ, tục ngữ tìm được:

`-` Biết đủ là đủ

`-` Có chừng có mực

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một chuỗi quay mới lại đến và chúng ta vẫn bước tiếp trên con đường học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính, hãy luôn kiên trì và không ngừng cố gắng!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK