Chọn hai cái dụ nêu tác dụng có sử dụng phép tu từ liệt kê hoán dụ hoặc ẩn dụ
$1.$ Hoán dụ
Sen tàn, cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn,đông đà sang xuân
(Truyện Kiều-Nguyễn Du)
BPTT: hoán dụ
+ Sen hoán dụ chỉ mùa hạ
+ Cúc hoán dụ chỉ thu
Tác dụng: làm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Nguyễn Du đã sử dụng những hình ảnh hóa dụ để diễn tả sự luân chuyển bốn mùa trong năm. Ngày qua ngày, hạ qua thu tới, ngày ngắn đêm dài thoáng cái đã sang đông. Dòng chảy ấy tưởng như là để miêu tả sự trôi đi của thời gian những còn lại để nói về tâm trạng của Thúc Sinh khi phải bó chân một chỗ bên người vợ hay ghen Hoạn Thư. Ta thấy như thoang thoảng đâu đây nỗi nhớ mong của chàng Thúc Sinh dành cho Thúy Kiều. Dẫu là nói về thời gian nhưng lại ám chỉ sự nóng lòng, nhớ thương của con người thì thật chỉ có đôi tay tài hoa và bộ óc thiên tài của đại thi hào Nguyễn Du.
$\\$
$2.$ Liệt kê
Còn trời còn nước còn non
Còn cô bán rượu anh còn say sưa
(Ca dao)
Tác dụng: làm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.Câu ca dao vừa mang ý thực nhưng cũng mang ý tình. Trời đất còn đấy, còn hiện hữu và còn cô bán rượu thì anh còn uống say. Và cũng có thể đây là lời tình ý rằng anh đã "say" cô bán rượu rồi và trời, nước, non còn đấy vẫn vững chắc như tình cảm mà anh dành cho cô.
$\\$
$3.$ Ẩn dụ
Rộng thương nội cỏ, hoa hèn
Chút thân bèo bọt dám phiền mai sau
Biện pháp tu từ: ẩn dụ
+ Nội cỏ là cỏ ngoài nội, ngoài đồng mượn nói thân phận nhỏ mọn, tiểu nhân
+ Hoa hèn tuy là hoa nhưng lại mang thân phận hèn mọn
Tác dụng:
+ giúp làm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
+ Đây là lời tự nhận đầy tủi nhục của Thúy Kiều với Từ Hải về thân phận mình. Nàng tự nhận mình là kiếp phận tiểu nhân, hèn mọn như khiếp kẻ ở, nàng hầu nên được Từ Hải thương cỏ nội, hoa hèn phần nào thì được phần đấy
+ Sự xót xa, thương cảm cho một kiếp người bạc phận của nàng Kiều, phải tự nhận mình hèn mọn thấp kém mà chắng dám oán than cho kiếp vất vả, bạc bẽo. Qua đó thể hiện tấm lòng nhân đạo của nhà thơ Nguyễn Du đối với người phụ nữ tài sắc vẹn toàn mà cuộc đời lại oan trái.
`1.` Liệt kê:
`@`Mẹ là biển cả bao la, là bầu trời xanh thẳm, là dòng sữa ngọt ngào nuôi con khôn lớn
`@` Những con chữ nhảy múa trên trang giấy, những câu chuyện kỳ diệu mở ra trước mắt, những
kiến thức mới lạ được khám phá.
Tác dụng:
`-` Gợi lên hình ảnh
`-` Nhấn mạnh vai trò quan trọng
`-` Gợi lên trong lòng người đọc những cảm xúc.
`2.` Hoán dụ:
`@` Cái răng cái tóc là góc con người.
`@` Áo xanh, quần trắng bay lượn trên sân trường.
Tác dụng:
`-` Hàm súc, ngắn gọn.
`-` Gợi lên hình ảnh.
`3.` Ẩn dụ:
`@` Mùa xuân là cô gái dịu dàng.
`@` Cuộc sống là một chuyến đi dài.
Tác dụng:
`-` Gợi lên hình ảnh.
`-` Gợi lên cảm xúc.
Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!
Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một chuỗi quay mới lại đến và chúng ta vẫn bước tiếp trên con đường học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính, hãy luôn kiên trì và không ngừng cố gắng!
Copyright © 2024 Giai BT SGK