Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 "En-ri-cô con ơi! Việc học đối với con hình như khó nhọc, mẹ con nói phải đấy. Cha chưa bao...
Câu hỏi :

"En-ri-cô con ơi! Việc học đối với con hình như khó nhọc, mẹ con nói phải đấy. Cha chưa bao giờ trông thấy con đi học với cái dáng quả quyết và nét mặt hớn hở như cha mong muốn! Con thử tưởng tượng nếu con ngồi không ở nhà thì ngày giờ của con sẽ trống trải biết là nhường nào! Cha chắc chỉ trong vòng một tuần lễ là con lại muốn trở lại nhà trường. Con ơi! Hiện thời, không một đứa trẻ nào là không đi học. Con hãy nghĩ đến những người thợ làm lụng cặm cụi cả ngày, tối đến còn phải cắp sách đi học, những cô thiếu nữ suốt tuần lễ bị giam giữ trong xưởng, chủ nhật đến cũng rủ nhau đi học, những binh lính hết giờ luyện tập cũng đem ra học, viết. Cho đến những trẻ mù, trẻ câm, chúng cũng đều học cả.

(Trích: Những tấm lòng cao cả- Ét-môn-đô Đơ Ami-xi chương 8 – Học đường)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn?

Câu 2: Xác định và nêu tác dụng của từ láy có trong đoạn văn?

Câu 3.  Tìm ít nhất một câu ghép có trong đoạn văn?

Câu 4.  Tìm điệp ngữ ? Tác dụng?

Câu 5. Tìm câu có phép liệt kê trong đoạn văn?

Câu 6. Cho biết nội dung của đoạn trích?

Câu 7. Văn bản trên cho em hiểu tình cảm nào của người cha?

Câu 8. Thông điệp từ văn bản trên ?

Lời giải 1 :

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn?

⇒ Phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn là biểu cảm vì Cha En-ri-cô bày tỏ cảm xúc lo lắng và mong muốn con mình nỗ lực hơn trong việc học.

Câu 2: Xác định và nêu tác dụng của từ láy có trong đoạn văn?

⇒ Từ láy có trong đoạn văn là từ cặm cụi.

⇒  Tác dụng của từ láy này là tạo hình ảnh sinh động, biểu thị sự nỗ lực và khổ tâm trong công việc của những người thợ, từ đó tôn vinh sự chăm chỉ và ý chí vươn lên của họ.

Câu 3.  Tìm ít nhất một câu ghép có trong đoạn văn?

Trong đoạn văn , có một câu ghép nổi bật như sau: "Cha chưa bao giờ trông thấy con đi học với cái dáng quả quyết và nét mặt hớn hở như cha mong muốn!"

⇒ Câu này được cấu thành từ hai phần chính:

1. "Cha chưa bao giờ trông thấy con đi học với cái dáng quả quyết"

2. "nét mặt hớn hở như cha mong muốn!" Giữa hai phần này có liên từ "và", giúp liên kết các ý tưởng lại với nhau để tạo thành một câu ghép.

Câu 4.  Tìm điệp ngữ ? Tác dụng?

⇒ Điệp ngữ trong đoạn văn là "đi học"(xuất hiện nhiều lần).

⇒ Tác dụng của điệp ngữ này là nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học hành và khuyến khích En-ri-cô tham gia vào hoạt động này.

Câu 5. Tìm câu có phép liệt kê trong đoạn văn?

⇒ Câu có phép liệt kê trong đoạn văn là: "những cô thiếu nữ suốt tuần lễ bị giam giữ trong xưởng, chủ nhật đến cũng rủ nhau đi học, những binh lính hết giờ luyện tập cũng đem ra học, viết".

⇒ Trong câu này, "những cô thiếu nữ", "những binh lính", và "trẻ mù, trẻ câm" được liệt kê để nhấn mạnh rằng mọi người đều nỗ lực học tập.

Câu 6. Cho biết nội dung của đoạn trích?

⇒ Nội dung của đoạn trích là sự nhắc nhở của người cha gửi đến En-ri-cô về tầm quan trọng của việc học, cũng như khuyến khích con nỗ lực trong học tập. Cha muốn con hiểu rằng việc học là cần thiết và không chỉ có những trẻ em bình thường mà còn cả những người lao động, binh lính, và trẻ khuyết tật cũng đều tham gia học tập.

Câu 7. Văn bản trên cho em hiểu tình cảm nào của người cha?

⇒ Tình cảm của người cha rất ấm áp và lo lắng cho con. Ông thể hiện sự quan tâm đến sự phát triển, học vấn của En-ri-cô và muốn con hiểu được giá trị của việc học.

Câu 8. Thông điệp từ văn bản trên ?

⇒ Cổ vũ tinh thần học tập và nỗ lực vượt qua mọi khó khăn. Mọi người, bất kể hoàn cảnh ra sao, đều có lý do để học hỏi và trau dồi kiến thức. Học tập là không bao giờ muộn và cần thiết cho sự phát triển bản thân.

@ᴛɪɴᴢ._0x_

Chúc cậu học tốt!

Lời giải 2 :

Câu `1`

`->` PTBĐ: Nghị luận

Câu `2`

`+` Từ láy: cặm cụi

`->` Nói về chăm chỉ, cần mẫn của người thợ.

`->` Sinh động và chân thực hơn.

Câu `3`

`->` Câu ghép là: Cha chưa bao giờ trông thấy con đi học với cái dáng quả quyết và nét mặt hớn hở như cha mong muốn!

Câu `4`

`+` Điệp ngữ: Con  học

`->` Tác dụng:

`+` Con nói đến quan tâm, lo lắng cho con.

`+` Học nói đến tầm quan trọng của học tập.

Câu `5`

`->` Câu: Con hãy nghĩ đến những người thợ làm lụng cặm cụi cả ngày, tối đến còn phải cắp sách đi học, những cô thiếu nữ suốt tuần lễ bị giam giữ trong xưởng, chủ nhật đến cũng rủ nhau đi học, những binh lính hết giờ luyện tập cũng đem ra học, viết. Cho đến những trẻ mù, trẻ câm, chúng cũng đều học cả.

Câu `6`

`->` Nội dung: Nói về tầm quan trọng về học tập và nỗ lực của người tợ, cô thiếu nữ, binh lính đến trẻ mù, câm. Quan tâm khuyến khích của người cha đối với con.

Câu `7`

`-` Tình cảm:

`+` Tình cảm yêu thương, lo lắng và quan tâm sâu sắc của người cha dành cho con.

`+` Người cha mong muốn con mình hiểu được tầm quan trọng của việc học tập và nỗ lực phấn đấu trong cuộc sống.

Câu `8`

`-` Thông điệp:

`+` Nỗ lực, kiên trì là động lực dẫn tới thành công.

`+` Học tập là quan trọng, không nên phân biệt mọi nghề nghiệp.

`+` Tình phụ tử cũng như tình mẫu tử là động lực lớn giúp con trường thành hơn.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK