Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Tóm tắt ý tổng kết về nội dung,nghệ thuật(ngôn ngữ,thể loại,ko gian t/gian,nhân vật,cốt truyện) chuyện người con gái nam...
Câu hỏi :

Tóm tắt ý tổng kết về nội dung,nghệ thuật(ngôn ngữ,thể loại,ko gian t/gian,nhân vật,cốt truyện) chuyện người con gái nam xương

`->` Tóm tắt ý bằng cách gạch đầu dòng

Lời giải 1 :

`color{IndianRed}{#Yeu}`

`-` Nội dung :

  `+` Cho ta thấy được những nỗi oan ức , tủi nhục của Vũ Nương . Nàng phải mang cho mình một nỗi oan đau đớn , cuối cùng cũng được giải oan .

`=>` Sự thương xót , cảm thương , thấu hiểu cho những người phụ nữ Việt Nam ở thời đại phong kiến , họ phải chịu đựng oan ức , đau khổ , bất hạnh .

`-` Nghệ thuật :

  `+` Ngôn ngữ : lên án , phản ánh cuốc sống và con người của đất nước mình trong thời đại phong kiến .

  `+` Thể loại : truyện truyền kì .

  `+` Thời gian : Thời đại phong kiến .

  `+` Nhân vật : Vũ Nương `(` một người phụ nữ có dung mạo , nết na dịu dàng , chung thủy nhưng lại bị chồng mang một nỗi oan lớn `)` , Trương Sinh `(` một người chồng đa nghi , vũ phu `)` .

`=>` Nhân vật : hiện lên cách chân thực , giống như những con người đời thực được tác gải đem vào trong tác phẩm . Khi xây dựng nhân vật , có sử dụng nhiều yếu tốt kì ảo .

  `+` Cốt truyện : đơn giản `(` kết hợp tính tự sự `+` trữ tình `)` nhưng lại thể hiện , khắc họa rõ số phận của những người phụ nữ bất hạnh .

Lời giải 2 :

`->`Tóm tắt văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương là văn bản kể về Vũ Nương (Vũ Thị Thiết) quê ở Nam Xương. Được chàng Trương Sinh cưới về làm vợ vì đoan trang, xinh đẹp, nết na. Lúc đó, chồng phải đi lính, để lại vợ và con thơ cùng mẹ ở quê nhà, nàng luôn giữ gìn khuôn phép, chăm sóc mẹ già, con thơ. Để cho con không bị thiếu thốn tình cảm, nàng đã nói cái bóng trên tường là cha và khi người chồng trở về, khi chưa rõ sự tình thì đã quở trách nàng và đuổi nàng khỏi nhà, dù cho nàng có cầu xin khẩn thiết. Sau đó nàng tự vẫn, chồng mới biết rõ sự tình. Rồi gặp được Phan Lang - người cùng làng - Vũ Nương nhờ ông gửi lời đến Trương Sinh và lập đàn ở bến Hoàng Giang. Sau đó gửi lời từ biệt rồi thoắt ẩn thoắt hiện và biến mất.

`->`Nội dung:

`+` Đề cao vẻ đẹp tâm hồn, giá trị nhân cách con người thông qua hình ảnh Vũ Nương - người phụ nữ Việt Nam trong thời phong kiến xưa. Đồng thời thể hiện sự đau xót, cảm thông, thương xót, ngậm ngùi cho những số phận khổ đau ấy khi phải chịu những hủ tục cay nghiệt, trắc trở của thời đại phong kiến xã hội cũ.

`->`Nghệ thuật:

`@` Ngôn ngữ: 

`->`Sử dụng những câu đối thoại, trần thuật từ nhân vật, xây dựng tình huống truyện có phần độc đáo, li kì . Thể hiện tính truyền cảm  trong ngôn ngữ nghệ thuật, gợi lên cảm xúc cho người đọc, miêu tả , khắc họa hình ảnh nhân vật trữ tình ''Vũ Nương'' cùng những chi tiết nhân vật khác ''Trương Sinh'' ''Bé Đản'' ... Đồng thời, ngôn ngữ truyện còn giàu hình ảnh, gợi lên sự cảm thông cho nhân vật 

`@` Thể loại: 

`->` Truyện truyền kì ( truyền kỳ mạn lục )

`->` Không gian, thời gian: Thời đại phong kiến của xã hội xưa,  huyện Lý Nhân - Nam Xương

`->` Nhân vật: Trương Sinh, Vũ Nương, mẹ chồng của Vũ Nương, bé Đản, Phan Lang, Linh Phi

`->`Cốt truyện:

`-` Sự gặp gỡ và đi đến hôn nhân của Vũ Nương, những phẩm chất nhân cách, đạo đức tốt đẹp của người thiếu nữ

`-` Cuộc tiễn biệt chồng và việc làm hằng ngày của Vũ Nương

`-` Chồng trở về và nghi oan nàng, nàng tự vẫn

`-` Được minh oan bởi Phan Lang, sau đó tạm biệt chồng và biến mất

 

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK