Trang chủ Tiếng Việt Lớp 5 Bài 1: Tìm những từ ngữ đồng nghĩa dùng để gọi tên Bác Hồ trong đoạn thơ sau và nói...
Câu hỏi :

Bài 1: Tìm những từ ngữ đồng nghĩa dùng để gọi tên Bác Hồ trong đoạn thơ sau và nói rõ ý nghĩa của những cách gọi này.

         “ Mình về với Bác đường xuôi

      Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người

          Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời

      Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường”.

                                       ( Việt Bắc – Tố Hữu)

Bài 2:  Dùng dấu gạch chéo (/) tách các bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ của các câu trong đoạn văn sau:

     “Rừng núi Tây Nguyên có nhiều muông thú. Từng đàn voi đi ăn trong rừng sâu, từng đàn khỉ chuyền từ cành nọ sang cành kia. Tiếng suối chảy róc rách trong khe núi. Từ sáng tinh mơ, muôn chim cất tiếng hót véo von, âm vang cả khu rừng”.

 Bài 3: Ghép thêm bộ phận còn thiếu để vế câu “lá rụng nhiều” trở thành:

  1. Một câu có trạng ngữ chỉ thời gian
  2. Một câu có trạng ngữ chỉ địa điểm
  3. Một câu ghép chính phụ có quan hệ nguyên nhân – kết quả
  4. Một câu ghép chính phụ có quan hệ giả thiết ( điều kiện) – kết quả

Bài 4:  Đọc đoạn văn sau:

    (1) Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. (2) Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. (3) Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu. (4) Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. (5) Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng ấy, tôi có thể nhìn cả ngày không chán.

                                                                                                     ( Đoàn Giỏi)

  1. Đoạn văn trên nói về cái gì? Hãy đặt tên cho đoạn văn,
  2. Xác định các thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của 4 câu đầu trong đoạn văn trên.
  3. ** Cấu tạo ngữ pháp của câu cuối trong đoạn văn trên có gì đặc biệt.

                                     

Lời giải 1 :

Trả lời :

Bài 1 :
→ Những từ đồng nghĩa dùng để gọi tên Bác Hồ : Bác , Người , Ông Cụ .

→ Ý nghĩa : thể hiện sụ tôn kính , gần gũi , ngưỡng mộ của tác giả với Cụ Hồ.

Bài 2 :
→ Rừng núi Tây Nguyên ( CN ) / có nhiều muông thú ( VN ).
→ Từng đàn voi ( CN ) / đi ăn trong rừng sâu ( VN ) , từng đàn khỉ ( CN ) / chuyền từ cành nọ sang cành kia ( VN ) .
→ Tiếng suối ( CN ) / chảy róc rách trong khe núi ( VN ).
→ Từ sáng tinh mơ ( TN ) , muôn chim ( CN ) / cất tiếng hót véo von, âm vang cả khu rừng ( VN )

Bài 3 :
→ Có TN chỉ thời gian : Vào mùa thu ( TN ) , lá rụng nhiều .
→ Có TN chỉ địa điểm : Trên sân trường ( TN ) , lá rụng nhiều .
→ Câu ghép chính phụ có quan hệ nguyên nhân – kết quả : Vì gió thổi mạnh nên lá rụng nhiều .
→ Câu ghép chính phụ có quan hệ giả thiết ( điều kiện)– kết quả : Nếu trời mưa to thì lá rụng nhiều .

Bài 4 :
→ Đoạn văn trên mô tả vẻ đẹp của lá bàng qua từng mùa trong năm . Tác giả miêu tả sự thay đổi của lá bàng theo các mùa xuân , hè , thu và đông nhằm nhấn mạnh sự đẹp đẽ và đặc trưng của từng mùa .

→ Tên cho đoạn văn : Vẻ đẹp của lá bàng qua từng mùa .
→ Câu 1 : Mùa xuân ( TN ) , lá bàng ( CN ) / mới nảy trông như những ngọn lửa xanh ( VN ) .
    Câu 2 : Sang hè ( TN ) , lá ( CN ) / lên thật dày ( VN ) , ánh sáng ( CN ) / xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích ( VN ) .
    Câu 3: Khi lá bàng ngả sang màu lục ( TN ) , ấy ( CN ) / là mùa thu ( VN ) . 
    Câu 4 : Sang đến những ngày cuối đông ( TN ) , mùa của lá rụng ( TN ) , nó ( CN ) / lại có vẻ đẹp riêng ( VN ) . 
→ Cấu tạo ngữ pháp của câu cuối :
       ( Những ) lá bàng mùa đông ( CN ) / đỏ như đồng ấy ( VN ) , tôi ( CN ) / có thể nhìn cả ngày không chán ( VN ) .

→ Sự đặc biệt :
- Sử dụng lượng từ " Những " để chỉ số lượng không rõ ràng của lá bàng
- Sử dụng từ so sánh " như " để so sánh , miêu tả lá bàng đỏ như màu của đồng .
- Có sự kết hợp hài hòa giữa miêu tả và biểu đạt cảm xúc giúp tăng sức thuyết phục và làm nổi bật vẻ đẹp của lá bàng trong mùa đông.

Lời giải 2 :

1. Từ đồng nghĩa để gọi Bác Hồ  là : Bác ,  Ông cụ .

2. Rừng núi Tây Nguyên / có nhiều muông thú. Từng đàn voi / đi ăn trong rừng sâu, từng đàn khỉ / chuyền từ cành nọ sang cành kia. Tiếng suối / chảy róc rách trong khe núi. Từ sáng tinh mơ, muôn chim / cất tiếng hót véo von, âm / vang cả khu rừng.

3.

a). Một câu có trạng ngữ chỉ thời gian: "Vào mùa thu, lá rụng nhiều."

b) . Một câu có trạng ngữ chỉ địa điểm: "Tại công viên, lá rụng nhiều."

c) Một câu ghép chính phụ có quan hệ nguyên nhân – kết quả: " Sắp đến đông nên lá rụng nhiều "

d) Một câu ghép chính phụ có quan hệ giả thiết (điều kiện) – kết quả: "Nếu trời nắng nóng kéo dài, thì lá rụng nhiều." 

4. · Đoạn văn nói về vẻ đẹp của lá hạnh nhân trải dài qua các mùa, từ mùa xuân đến mùa đông, mỗi mùa đều có sắc thái và vẻ đẹp riêng. 

   · Tên ( ykr ) : Vẻ đẹp của lá bàng qua mỗi mùa . 

. Câu 1:

- CN : "Mùa xuân"

- VN : "lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh."

- Trạng ngữ :  x 

Câu 2:

- CN : "lá"

- VN : "lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích."

- Trạng ngữ: "Sang hè".

Câu 3:

- CN :  "lá bàng"

- VN : "ngả sang màu lục, ấy là mùa thu."

- TN : "Khi".

Câu 4

- CN : "mùa"

- VN :  "của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng."

- Trạng ngữ: "Sang đến những ngày cuối đông".

⇄ Câu cuối có một sự phân chia rõ ràng giữa chủ ngữ và vị ngữ, đồng thời cũng chứa một mệnh đề không chính thức (mệnh đề phụ) không có chủ ngữ cụ thể, thể hiện một trạng thái cảm nhận của người nói.

$thtrangg$
$chuccauhoctot$

Bạn có biết?

Tiếng Việt là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc. Hãy yêu quý và bảo vệ ngôn ngữ của chúng ta, đồng thời học hỏi và sử dụng nó một cách hiệu quả!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 5

Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều và chúng ta sắp phải xa trường lớp, thầy cô, bạn bè thân quen. Đây là năm mà chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng hãy tin rằng mọi chuyện sẽ tốt đẹp. Hãy tự tin và luôn cố gắng hết mình!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK