Trang chủ Ngữ văn Lớp 11 Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chỉnh được sử dụng trong văn bản. Câu 2. Theo tác giả,...
Câu hỏi :

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chỉnh được sử dụng trong văn bản.

Câu 2. Theo tác giả, phản ứng lặp lại nhiều lần của cậu bé học trò bị bài văn không điểm khi bị cô giáo mắng là gì?

Câu 3. Trong truyện ngắn, lí do "không có ba" của cậu bé học trò bị bài văn không điểm là gì?

Câu 4. Tại sao chuyện cậu bé học trò bị bài văn không điểm lại để lại trong nhân vật "tôi" nỗi đau?

Câu 5. Những câu văn 'Có người hỏi em: "Sao mày không tà ba của đứa khác". Em không đáp, củi đầu,hai giọt nước mắt chảy dài xuống đôi má" giúp anh/chị hiểu gì về cảm xúc của nhân vật "em"?

Câu 6. Nhà văn Nguyễn Quang Sáng muốn gửi gắm ý nghĩa gì qua phần kết của câu chuyện?

Câu 7. Trình bày suy nghĩ của em về tình cảm của tác giả dành cho cậu bé học trò bị bài văn không điểm qua truyện ngắn. Trả lời bằng đoạn văn từ 5 đến 7 dòng.

giúp em vs ạ

image

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chỉnh được sử dụng trong văn bản. Câu 2. Theo tác giả, phản ứng lặp lại nhiều lần của cậu bé học trò bị bà

Lời giải 1 :

Câu $1$

$-$ PTBĐ chính: Tự sự

Câu $2$

$-$ Theo tác giả, phản ứng lặp lại nhiều lần của cậu bé học trò bị bài văn không điểm khi bị cô giáo mắng là: Cúi đầu làm thinh (Yên lặng không đáp)

Câu $3$

$-$ Trong truyện ngắn, lí do ''Không có ba'' của cậu bé học trò bị bài văn không điểm là: Ba của cậu bé đã hi sinh ở biên giới

Câu $4$

$-$ Chuyện cậu bé học trò bị bài văn không điểm để lại trong nhân vật ''tôi'' nỗi đau bởi lẽ câu chuyện của cậu bé đối với tác giả đã trở thành bài học về sự trung thực, không bịa đặt. Đồng thời, câu chuyện cũng để lại trong tác giả một thứ tình cảm thiêng liêng về tình phụ tử

Câu $5$

$-$ Câu văn ''Có người hỏi em: ''Sao mày không tả ba của đứa khác''. Em không đáp, cúi đầu, hai giọt nước mắt chảy dài xuống đôi má'' đã cho em hiểu được cảm xúc bi thương, đau xót, xót xa của nhân vật ''em''. Ngoài ra, câu văn cũng cho em thấy được tình yêu của nhân vật ''em'' dành cho người ba của mình

Câu $6$

$-$ Qua phần kết của câu chuyện, nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã cho thấy rằng sáng tạo nhưng không có nghĩa là bịa đặt mà sáng tạo nhưng phải trung thực, không dối trá. Chỉ khi ta hiểu được những điều này thì những tác phẩm của ta sẽ có giá trị hơn rất nhiều

Câu $7$

$-$ Qua câu chuyện ngắn, ta có thể thấy được tác giả đã dành cho cậu bé bị điểm không sự đồng cảm, sự cảm thông, sự sót thương. Tác giả cảm thông, đồng cảm trước mong muốn được sống trong tình yêu thương của bố của cậu bé. Qua đó, tác giả cũng hiểu rằng những câu văn đến từ cảm xúc chân thật thì mới có giá trị. Và hơn thế nữa, qua câu chuyện của cậu bé, tác giả cũng cho thấy sự khâm phục trước sự trung thực và thẳng thắn của cậu bé

@LP

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 11

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng tương lai và học đại học có thể gây hoang mang, nhưng hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK