Viết đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ phân tích nhận vật bà cô tôi của nguyễn khải trong bài nếp nhà
Bà cô tôi trong truyện ngắn "Nếp nhà" là một nhân vật đầy điềm đạm, khôn ngoan và đậm chất truyền thống. Dù nhà ở Hà Nội có mảnh đất vàng giá cả triệu đô nhưng nhất định không bán, không cho thuê cho dù có rất được giá đi nữa. Vì bà muốn các con tự lập, tự chủ, không được phụ thuộc hay ỷ nại vào gia đình. Trưởng thành tự lập là điều hiển nhiên nên bà cho rằng không có lý gì mà phải lo lót sau này cho con cái.Bà đã 80 tuổi nhưng suy nghĩ được như vậy quả là sáng suốt và minh mẫn hiếm có. Bà là một người cứng rắn và chưa bao giờ để lợi ích làm nhòe đi quan điểm sống của mình. Khi bị thu tiền thuế tốn kho bà đã rất kiên quyết vì bà cho rằng"Lý của mình đúng, việc gì phải sợ". Cũng chính vì thế mà dù sang tuổi tám mươi "bà vẫn biết từ chối những đồng tiền rất hợp pháp ắt hẳn phải có một tính toán khôn ngoan nào đó. Cái khôn ngoan cao siêu chứ không phải là khôn vặt." Bà cũng là một người vô cùng truyền thống, luôn sống theo nếp sống cũ thanh lịch và văn minh chứ không chạy theo thời cuộc "thiên hạ thì chia ra, bà cụ lại gom vào". Bà luôn gìn giữ những cái đẹp, cái thanh của nếp sống xưa dù rằng thời đại đang thay đổi một cách chóng mặt . Vậy mà "vẫn rất êm thấm mới lạ chứ". Bởi bà biết cân bằng giữa cái hiện đại ,cái truyền thống, biến tôn trọng cuộc sống riêng và biết làm cho người khác cảm thấy được tôn trọng. Bằng chứng chính là cuộc sống hòa hợp của bà với người con dâu hiện đại hay sự tôn trọng trong lời nói bà dành cho anh con rể. Đó là một sự khéo léo, tinh tế và đầy khôn ngoan để gìn giữ nếp nhà.
Đoạn văn cần nêu được các ý chính sau:
a) Mở đoạn: Nêu khái quát về đặc điểm, tính cách nhân vật “bà cô tôi” được thể hiện trong đoạn trích (là người có quan điểm sống rất đúng đắn, suy nghĩ sắc sảo, tạo nên một “nếp nhà” đẹp đẽ).
b) Thân đoạn:
b.1. Nêu các biểu hiện làm rõ cho đặc điểm tính cách của “bà cô tôi” đã nêu ở cầu mở đoạn. HS có thể có những cảm nhận khác nhau. Tham khảo các ý sau đây:
Bà có cách tổ chức gia đình; công bằng và tôn trọng con cái; khiêm tốn, tự trọng, coi trọng nếp nhà;... Cần dẫn ra các bằng chứng cụ thể từ đoạn trích.
b.2. Nêu nghệ thuật khắc họa nhân vật “bà cô tôi” của nhà văn Nguyễn Khải. Tham khảo các ý sau: cách kể tự nhiên, ngôn ngữ sắc sảo; sử dụng ngôi thứ nhất, là người trong cuộc; kết hợp chuyển đổi điểm nhìn trần thuật làm cho câu chuyện sinh động, khách quan,...
b.3. Nêu tình cảm, thái độ của tác giả dành cho nhân vật: Nhà văn thể hiện sự thấu hiểu, trân trọng “bà cô”, nể phục của mình.
c) Kết đoạn: Đánh giá khái quát hoặc nêu ấn tượng sâu đậm của bản thân về nhân vật “bà cô tôi”.
Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!
Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng tương lai và học đại học có thể gây hoang mang, nhưng hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai!
Copyright © 2024 Giai BT SGK