Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 THÚC SINH TỪ BIỆT THÚY KIỀU Người lên ngựa kẻ chia bào, Rừng phong, thu đã nhuốm màu quan san....
Câu hỏi :

THÚC SINH TỪ BIỆT THÚY KIỀU

Người lên ngựa kẻ chia bào,

Rừng phong, thu đã nhuốm màu quan san.

Dặm hồng bụi cuốn chinh an,

Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh.

Người về chiếc bóng năm canh,

Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi.

Vầng trăng ai xẻ làm đôi,

Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường.

Trích “Truyện Kiều”, Nguyễn Du, NXB Văn hóa thông tin, 2002, tr. 142-143)

(Chú thích: chia bào: Rời vạt áo; màu quan san: Màu đỏ, ngụ ý chỉ sự xa xôi cách trở; chinh an: Việc đi đường xa; gối chiếc: Gối đơn – ngụ ý chỉ sự cô đơn; dặm trường: Đường xa.

Trả lời các câu hỏi:

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào? Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?

Câu 2. Tìm trong đoạn trích câu thơ có sử dụng điển cố?

Câu 3. Anh/chị hãy khái quát giá trị nội dung đoạn trích.

Câu 4. Xác định phép tu từ được sử dụng trong câu: “Người lên ngựa, kẻ chia bào”. Nêu tác dụng.

Câu 5. Cảm nhận về hai câu thơ:

"Vầng trăng ai xẻ làm đôi

Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường

Lời giải 1 :

1. - Thể thơ : Lục bát.

   - PTBĐ chính : Biểu cảm.

3. Nội dung chính : Tái hiện lại cảnh chia li lưu luyến, bịn rịn giữa kẻ ở (Thúy Kiều) và người đi (Thúc Sinh) cùng với dự cảm tan vỡ của Thúy Kiều. Qua đó thể hiện sự đồng cảm của tác giả với niềm khát khao, hạnh phúc và bi kịch đớn đau của con người.

4. Phép đối : "Người lên ngựa >< kẻ chia bào"

Tác dụng : Thể hiện tâm trạng bịn rịn và lưu luyến như bị tách rời ra hai phía của không gian. Sau bao nhiêu dùng dằng trì hoãn, Thúc Sinh đành phải lên ngựa. Và Thúy Kiều đành buông vạt áo của chàng ra.

5. 

Ở hai câu thơ trên của Nguyễn Du, tác giả đã khắc họa thành công hình ảnh "vầng trăng" qua vài nét vẽ tài hoa của mình. "Vầng trăng" ấy được miêu tả như một vật thể được chia làm đôi. Nửa của nó được chia lên chiếc gối, nửa còn lại soi sáng dặm đường. Sự chia xa càng trở nên nhỏ lẻ, vụn vặt, càng bộc lộ được tâm trạng buồn bã, lưu luyến của hai người phải xa cách. Đồng thời gợi lên sự thiếu trọn vẹn và không đồng đều trong mối quan hệ tình cảm.

Lời giải 2 :

Câu 1: Đoạn trích trên được viết theo thể thơ lục bát.

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên: tự sự kết hợp với biểu cảm. Đoạn thơ diễn tả nhân vật khi phải chia tay đồng thời thể hiện cảm xúc buồn bã và cô đơn.

Câu 2: Trong đoạn trích câu thơ có sử dụng điển cổ: 

                                                   Vầng trăng ai xẻ làm đôi

Đây là hình ảnh mang tính biểu tượng ám chỉ nỗi buồn chia xa cô đơn.

Câu 3: Gía trị nội dung đoạn trích: 

Đoạn trích thể hiện nỗi buồn và sự trăn trở của nhân vật khi phải chia tay trong bối cảnh thiên nhiên đã chuyển mình sang thu. Qua hình ảnh những con người chia ly bối cảnh rừng phong và ánh trăng đoạn thơ phản ánh tâm trạng muôn vàn nỗi nhớ nhung cô đơn và sự cách trở trong tình yêu. Nó cũng khắc sâu vẻ đẹp của tình yêu và số phận của con người.

Câu 4: Phép tu từ được sử dụng:

Phép đối lập trong câu thơ này nhấn mạnh sự chia ly giữa hai nhân vật với những hình ảnh tương phản: một người lên đường còn một người ở lại phân bào: Từ đó làm nổi bật tâm trạng đau khổ và sự trống vắng của nhân vật còn lại.

Câu 5: Cảm nhận về hai câu thơ:

Hai câu thơ trên mang đến một hình ảnh đầy chất thơ và biểu cảm sâu sắc. Hình ảnh ánh trăng bị xé đôi không chỉ gợi lên vẻ đẹp không hoàn chình mà còn biểu hiện cho nỗi đau, sự chia cắt trong tình yêu. Cái gối chiếc một mình đặt lên nền tảng là sự đơn độc trong khi nửa soi dặm đường gợi nhắc đến hành trình dài phía trước có thể là sự nhớ nhung và cái nhìn về kỉ niệm đã qua. Cảm xúc ngậm ngùi, thương xót trong khung cảnh ấy đã truyền tải một thông điệp nổi bật về sự mất mát nỗi cô đơn cũng như giá trị của tình yêu chân thành.

 

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK