Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 Bố  tôi Tôi đi học dưới đồng bằng. Còn bố tôi, từ nơi núi đồi hiểm trở, ông luôn dõi...
Câu hỏi :

Bố  tôi

Tôi đi học dưới đồng bằng. Còn bố tôi, từ nơi núi đồi hiểm trở, ông luôn dõi theo tôi.

 Bao giờ cũng vậy, ông mặc chiếc áo kẻ ô phẳng phiu nhất, xuống núi vào cuối mỗi tuần, ông rẽ vào bưu điện để nhận những lá thư tôi gửi. Lặng lẽ, ông vụng về mở nó ra. Ông xem từng con chữ, lấy tay chạm vào nó, rổi ép vào khuôn mặt đầy râu của ông. Rồi lặng lẽ như lúc mở ra, ông xếp nó lại, nhét vào bao thư. Ông ngồi trầm ngâm một lúc, khẽ mỉm cười rồi đi về núi.

Về đến nhà, ông nói với mẹ tôi : “Con mình vừa gửi thư về.”. Ông trao thư cho bà. Bà lại cẩn thận mở nó ra, khen : “Con mình viết chữ đẹp quá ! Những chữ tròn, thật tròn, những cái móc thật bén. Chỉ tiếc rằng không biết nó viết gì. Sao ông không nhờ ai đó ở bưu điện đọc giùm ?”. Ông nói: “Nó là con tôi, nó viết gì tôi đều biết cả.”. Rồi ông lấy lại thư, xếp vào trong tủ cùng với những lá thư trước, những lá thư được bóc ra nhìn ngắm, chạm mặt rồi cất vào, không thiếu một lá, ngay cả những lá đầu tiên nét chữ còn non nớt…

Hôm nay là ngày đầu tiên tôi bước chân vào trường đại học. Một ngày khai trường đầu tiên không có bố. Bố tôi đã mất. Nhưng tôi biết bố sẽ đi cùng tôi trên những con đường mà tôi sẽ đi, suốt cả hành trình cuộc đời.

(Theo Nguyễn Ngọc Thuần)

Đề: Đõ truyện ngắn bố tôi của Nguyễn Ngọc Thuần và trả lời các câu hỏi

a. Ngôi kể? Tác dụng của ngôi kể?

b. Tính cách của nhân vật tôi và nhân vật bố qua câu chuyện

c. Nghệ thuật kể chuyện

d. Thông điệp mà em nhận ra từ câu chuyện

Mn giúp e vs ạ. Điểm của e hơi ít nên mn thôg cảm

Thanks nhieuu ạ

Lời giải 1 :

`@Umii`

`a)` Ngôi kể `:` ngôi thứ nhất `-` xưng "tôi"

`=>` Tác dụng của ngôi kể  `:` người kể tham gia trực tiếp vào câu chuyện, trần thuật lại đồng thời giúp nhân vật kể chuyện nêu được suy nghĩ, cảm xúc, tâm tư của bản thân trước sự việc được kể.

`b)` Tính cách của nhân vật "tôi" `:` yêu thương và luôn biết ơn cha, lạc quan, yêu đời khi luôn tin tưởng "bố sẽ đi cùng tôi trên những con đường mà tôi sẽ đi, suốt cả hành trình cuộc đời." 

`-` Tính cách của nhân vật người cha `:` yêu thương con của mình, quan tâm và nhung nhớ con lúc con đi học ở xa. Luôn cẩn thận gìn giữ những nét chữ trong từng bức thư do con gửi về nhà, "xếp vào trong tủ cùng với những lá thư trước, những lá thư được bóc ra nhìn ngắm, chạm mặt rồi cất vào". 

`c)` Nghệ thuật kể chuyện `:` Ngôn ngữ kể chuyện mộc mạc, giản dị, gần gũi.

`-` Cố truyện logic, thuận lợi cho việc phát triển được thông điệp và ý nghĩa của văn bản thông qua ngôi kể thứ nhất  `-` xưng "tôi" `-` người con trong chuyện.

`d)` Thông điệp em rút ra qua câu chuyện `:`

`-` Cần yêu thương, quan tâm và biết ơn sự hi sinh của bố nhiều hơn. Tuy bố ít khi nói những câu từ nhẹ nhàng ân cần. Nhưng sâu trái tim số, bố luôn yêu thương và muốn bảo vệ, che chở con cái.

`-` Dù bạn có xa nhà, hãy đừng quên gửi những lời yêu thương về cho gia đình, cho bố mẹ thân yêu.

`-` Hãy trân trọng khoảng thời gian bên bố mẹ, gia đình. Bởi, vào một khoảng khắc nào đó, bạn sẽ chẳng được gặp những người bạn yêu quý nữa.

Lời giải 2 :

`@` `127`

`a)`

`-` Ngôi kể:

`+` Ngôi thứ `1` `-` xưng tôi

`-` Tác dụng:

`+` Giúp mọi việc được kể lại thật chi tiết, dễ dàng bộc lộ cảm xúc nhân vật nhưng lại rất khó trong việc nêu cảm nhận, ý kiến của bản thân bao quát tổng thể cả câu chuyện.

`b)`

`-` Nhân vật tôi: lạc quan, hiếu thảo, biết yêu thương cha mình

`-` Nhân vật bố: luôn hết lòng yêu thương con trai, trân trọng từng chút của con, nhất là những bức thư, luôn giành tình cảm cho con mình

`c)`

`-` Dùng ngôi kể `1` `-` xưng tôi làm người kể là nhân vật trong câu chuyện, giúp nắm bắt được các yếu tố trong truyện hơn

`-` Ngôn ngữ truyện gần gũi, hoàn cảnh truyện được xây dựng trên tình cảm gia đình, nổi bật là tình cảm cha con `-` tình phụ tử

`d)`

`-` Thông điệp:

`+` Cha mẹ luôn là những người ở bên, dõi theo ta từ ngày sinh ra cho đến khi chập chững những bước đầu đời. Cha mẹ luôn yêu thương, quan tâm và săn sóc, mong muốn giành cho ta những điều tốt nhất. Nhưng ai rồi cũng phải tự đứng trên đôi bàn chân của mình, tự mình nỗ lực, cố gắng. Và dù bạn có lớn hay giỏi đến đâu, dù bạn đi thật xa, rời xa vòng tay bảo bọc cha mẹ thì đừng bao giờ quên thật ra cha mẹ vẫn luôn dõi theo, quan tâm đến bạn.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK