Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 Giup e vs a Bài 3. Xác định câu nghi vấn có trong những ví dụ sau. Nêu tác dụng...
Câu hỏi :

Giup e vs a
Bài 3. Xác định câu nghi vấn có trong những ví dụ sau. Nêu tác dụng của việc sử dụng các câu nghi vấn đó

a)

-  Có đi xem phim với tớ không?(1)

– Cậu không thấy tớ còn nhiều bài tập thế này à?(2)

  1. b)

Mẹ ơi, trên mây có người gọi con

“Bọn tớ chơi từ khi thức dậy đến lúc chiều tà.

Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi

với vầng trăng bạc”

Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được”(1)

Họ đáp :“Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay

 lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”

“Mẹ mình đang đợi ở nhà”-con bảo- “Làm sao

có thể rời mẹ mà đến được”(2)

  1. c) Năm nay đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?

Lời giải 1 :

`@` Bài 3: 

`=>` a)  Câu nghi vấn là:

-  Có đi xem phim với tớ không?(1)

`->` Câu hỏi, tác dụng dùng để hỏi vấn đề (xem phim) đang cần giải đáp và đợi câu trả lời của người được hỏi ( người giải đáp)

– Cậu không thấy tớ còn nhiều bài tập thế này à?(2)

`->` Câu nghi vấn dùng khẳng định, tác dụng: ý muốn nói rằng còn nhiều bài tập chưa hoàn thành xong, không thể đi xem phim được

`=>`b) Câu nghi vấn là: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được”(1)

`->` Câu hỏi, chức năng: dùng để hỏi, cần giải đáp thắc mắc của người hỏi (con) đối với người được hỏi( người gọi con trên mây)

“Làm sao có thể rời mẹ mà đến được”(2)

`->` Câu khẳng định, tác dụng: ý muốn nói rằng con không thể rời xa mẹ để đến với những người gọi con trên mây được ( đối với nhân vật con) 

`=>`c) Câu nghi vấn là: 

Hồn ở đâu bây giờ?

`->` Câu bộc lộ cảm xúc, tác dụng: dùng để bày tỏ nỗi lòng của người viết đối với những người thuê viết là ông Đồ, ngày càng ít dần đi.( Lưu ý nhỏ: Ở đây, câu nghi vấn này có thể nhầm lẫn với câu hỏi,nhưng khi đọc hiểu những nội dung viết trong bài , ta sẽ nhận định được đây là câu dùng để bày tỏ cảm xúc, niềm thương nhớ, mong mỏi của người viết với ông Đồ)

Lời giải 2 :

a) Câu nghi vấn:  "Có đi xem phim với tớ không?" (1)

"Cậu không thấy tớ còn nhiều bài tập thế này à?" (2)

Tác dụng: 

(1) Câu này nhằm mục đích để hỏi, thể hiện sự gọi mời, tạo cơ hội kết nối giữa người được hỏi và người hỏi.

(2) Câu này mang tính chất câu hỏi tu từ, nhằm nhấn mạnh sự bận rộn của người nói nhưng cũng thể hiện sự trách móc và cảm xúc của nhân vật.

b) Câu nghi vấn: "Nhưng làm thế nào mình lên đó được?" (1)

"Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?" (2)

Tác dụng:

(1) Câu này nhằm mục đích hỏi, nó thể hiện sự tò mò và mong muốn đồng thời cũng thể hiện sự ngây thơ của nhân vật

(2) Câu này thể hiện sự phân vân,do dự và nó gợi lên tình cảm giữa hai mẹ con

c) Câu nghi vấn:  "Hồn ở đâu bây giờ?"

Tác dụng:

Câu này thể hiện nỗi hoài niệm, cảm xúc lâng lâng về quá khứ, đặc biệt là sự mất mát và tiếc nuối trước những giá trị văn hóa đã bị lãng quên.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK