Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 bài 1 : Đặt câu với các từ hán việt sau : gia vị, gia giáo, gia súc, quản gia,...
Câu hỏi :

bài 1 : Đặt câu với các từ hán việt sau : gia vị, gia giáo, gia súc, quản gia, gia tộc

-từ nào trong 5 từ trên yếu tố '' gia " mang nghĩa khác so với các cụm từ còn lại?

bài 2 : tìm 3 câu tục ngữ hoặc ca dao có sử dụng phép nhân hóa và 2 câu có sử dụng phép so sánh.

giúp mình với ạ mình cảm ơn 

Lời giải 1 :

Bài 1 :

+ Gia vị: Mẹ tôi thường dùng nhiều loại gia vị khác nhau để nấu ăn thêm phong phú và ngon miệng.

+ Gia giáo: Anh ấy được biết đến là người rất gia giáo, luôn tôn trọng lễ nghĩa và truyền thống gia đình.

+ Gia súc: Ông bà tôi nuôi rất nhiều gia súc như bò, dê, và cừu trên trang trại của mình.

+ Quản gia: Quản gia của gia đình tôi là một người rất tận tâm và chu đáo.

+ Gia tộc: Gia tộc nhà họ Nguyễn nổi tiếng với nhiều thế hệ tài năng và thành đạt.

- Từ "gia vị" có yếu tố "gia" mang nghĩa khác so với các cụm từ còn lại. Trong "gia vị," "gia" có nghĩa là "thêm vào," còn trong các từ khác, "gia" mang nghĩa là "nhà" hoặc "gia đình."

Bài 2 : 

Tìm 3 câu tục ngữ hoặc ca dao có sử dụng phép nhân hóa:

  1. "Cây đa cậy thần, cây đề cậy ma."
  2. "Mặt trời lên núi bỏ mưa về."
  3. "Núi cao ấp ủ mây tầng."

Tìm 2 câu tục ngữ hoặc ca dao có sử dụng phép so sánh:

  1. "Khôn ngoan đối đáp người ngoài, gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau."
  2. "Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra."

Lời giải 2 :

`@Umii`

`1.`

`-` Món canh đó cần rất nhiều gia vị. 

`-` Cậu ấy là con nhà gia giáo.

`-` Nguyên khu vườn rộng lớn toàn là gia súc.

`-` Ngôi biệt thư to tới nỗi có cả quản gia riêng cho tiểu thư.

`-` Gia tộc ấy từ lâu đã lừng danh khắp phố phường.

 `->` Từ mang yếu tố "gia" khác nghĩa cho với các cụm từ còn lại là `:` "gia vị". Vì `:` các cụm từ còn lại "gia giáo, gia súc, quản gia, gia tộc" đều hiểu theo nghĩa là nhà, là "gia" trong gia đình. Còn "gia vị" là cách nói theo khoa học dành cho những vật liệu mang mùi vị khác nhau, kích thích vị giác khi thưởng thức.

`2.` 

`#` `3` câu tục ngữ, ca dao sử dụng phép nhân hoá `:`

`-` "Lá lành đùm lá rách"

`->` Ý ám chỉ những người có hoàn cảnh ấm no, sung túc phải biết yêu thương, đồng cảm với những người nghèo khó.

`-` "Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông"

`->` Bài học kinh nghiệm cho những ngư dân, làm nghề đánh bắt cá. Muốn thu hoạch được nhiều tôm thì nên đánh bắt vào buổi chiều, tối. Còn muốn bắt được nhiều cá phải đi từ sáng sớm.

`-` "Quýt làm cam chịu"

`->` Ý nói những lỗi lầm, sai trái đôi khi sẽ ảnh hưởng tới gia đình, mọi người xung quanh. Người chịu hậu quả là những người xung quanh ta.

`#` `2` câu tục ngữ, ca dao sử dụng phép so sánh `:`

`-` "Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai"

`->` Ý nói cuộc đời, số phận trôi nổi của người phụ nữ dưới xã hội cũ. Mọi quyền mà họ được hưởng tuỳ thuộc vào cha mẹ, chồng con.

`-` "Dù ai nói ngả nói nghiêng

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân"

`->` Ý ca ngợi về sự vững vàng, ý chí quyết tâm, không nao núng trước những lời ra tiếng vào của kẻ khác.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK