Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Đề 2 Câu 1. (4,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: CHIẾC BÁNH MÌ CHÁY...
Câu hỏi :

giúp em với e với mn!!!!

image

Đề 2 Câu 1. (4,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: CHIẾC BÁNH MÌ CHÁY Chu de gd Khi tôi lên tám hay chin tuổi gì đó, tôi nhớ thỉnh thoảng mẹ tô

Lời giải 1 :

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

$a.$

Phương thức biểu đạt chính: tự sự

$b.$

Lời dẫn: Em à, anh thích ăn bánh mì cháy mà 

Đây là lời dẫn trực tiếp

$c.$

Theo người cha, chìa khóa quan trọng nhất để tạo nên một mối quan hệ lành mạnh, trưởng thành và bền vững là chấp nhận sai sót của người khác và chọn cách ủng hộ những khác biệt của họ

$d.$

-Xét theo mục đích nói: câu trần thuật

-Xét theo cấu tạo: câu ghép

CN1:tôi

VN1:không còn nhớ tôi đã nói gì với ông hôm đó,

CN2: tôi

VN2: nhớ đã nghe mẹ xin lỗi ông vì đã làm cháy bánh mì.

$e.$

Lời nói của người cha là bài học về cách ứng xử trong cuộc sống. Việc làm sai có thể sửa lại nhưng những lời nói tổn thương thì vết thương chúng để lại sẽ rất khó phai nhòa. Chúng ta cần biết chấp nhận những sai sót của người khác và đồng thời cũng cần biết tôn trọng những điều khác biệt. Đừng vì vài lời nói thoải lòng mình mà làm tổn thương người khác.

$f.$

Thông điệp: trong cuộc sống, việc sai sót là chẳng thể tránh khỏi chúng ta cần biết cảm thông cho những sai sót đó. Mỗi người mang một vẻ đẹp riêng, đừng vì họ không giống mình mà nói lời tổn thương. Hãy biết tôn trong những sự khác biệt đó.Có như vậy các mối quan hệ quanh ta mới hòa hợp được.

Lời giải 2 :

Câu 1)  PTBĐ chính trong bài:

`-` Phương thức chính: Tự sự.

Câu 2)  Tìm lời dẫn trực tiếp:

`-` Lời dẫn trực tiếp: "Em à, anh thích bánh mì cháy mà"

`-` Cách dẫn: Câu trên được đặt trong dấu ngoặc kép để dẫn lời nói.

Câu 3)  Theo đoạn trích trong bài: 

Chìa khóa để dẫn đến một mối quan hệ lành mạnh, trưởng thành và bền vững là học cách chấp nhận sai sót của người khác và chọn cách ủng hộ những khác biệt của họ. 

Câu 4)  Xét cấu tạo câu và mục đích:

`***`  Xét theo cấu tạo ngữ pháp:

+  CN1: tôi

+  CN2: tôi

+  VN1: không còn nhớ tôi đã nói gì với ông hôm đó.

+  VN2: nhớ đã nghe mẹ xin lỗi ông vì làm cháy bánh mì.

`=>` Câu trên là câu ghép (có 2 cụm C-V)

`***`  Xét theo mục đích nói:

`=>` Câu trên thuộc câu trần thuật.

Câu 5)  Phát biểu của cá nhân:

`=>` Em hoàn toàn đồng tình với lời nói trên của người bố. Bởi một lời nói được nói ra hay một hành động đã thực hiện thì không thể rút lại được. Dù có hối hận và muốn hối lỗi đi chăng nữa thì đã quá muộn màng. Việc đầu tiên là hãy cân nhắc lời nói hay hành động được thực hiện bởi bản thân, lời nói được nói ra đều mang sức nặng rất lớn. Và mỗi hành động hay lời nói được thốt ra là một con dao vô hình có thể giết chết người ta bất kì lúc nào. Cuộc sống này là như vậy, những lời lẽ khiến người ta tổn thương ấy lại đầy rẫy khắp nơi. Có lẽ, nguyên nhân chủ yếu là do sự vô cảm trong lòng người. Khi những kẻ buông ra lời cay nghiệt ấy thậm chí đôi khi là với nụ cười trên môi, bọn họ không hiểu được lời nói ấy có thể khiến người khác buồn suốt cả một ngày hoặc còn lâu hơn thế nữa. 

Câu 6)  Thông điệp gửi gắm trong bài:

`=>` Thông điệp sâu sắc mà đoạn trích mang đến cho chúng ta là: "Hãy học cách chấp nhận sai sót của người khác và chọn cách ủng hộ những khác biệt của họ". Trong cuộc sống, chúng ta không tránh khỏi những lúc mắc sai lầm, phạm phải nhiều lỗi lầm theo những mức độ khác nhau, việc nhận lỗi và sửa chữa chúng sẽ khiến bản thân ta tốt lên từng ngày, hoàn thiện nhân cách đồng thời lấy lại niềm tin của người khác đối với bản thân mình. Chúng ta đều mang trong mình mỗi sự khác biệt, mỗi nét riêng, có người có điểm mạnh cũng có người có điểm yếu, nhưng không vì nhìn vào cái sai lầm mà họ mắc phải mà đánh giá họ mà hãy nhìn vào mặt tốt của họ. Dù có gặp sai lầm lớn hay mắc lỗi nào đó nhưng biết nhận lỗi và sửa lỗi là người biết nhìn nhận thực tế, sẽ được người khác nhìn nhận và đánh giá cao. 

 

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK