Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 Mỗi năm hoa đào nở Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi. Lại thấy ông đồ già Bày ...
Câu hỏi :

Mỗi năm hoa đào nở Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi.


Lại thấy ông đồ già
Bày mực Tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua

Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài:
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng bay”

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu...

Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay

Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?

 

 

            (Chú thích bổ trợ: - Ông đồ còn gọi là thầy đồ là người làm nghề dạy học(chủ yếu là dạy chữ Nôm, chữ Hán) thời phong kiến; -Ông là đại diện cho nền hán học thời phong kiến, là hình ảnh tiêu biểu cho văn hóa thời xưa…thời điểm bài thơ ra đời, năm 1936, văn hóa phương Tây du nhập vào Việt Nam lấn át văn hóa truyền thống, ông đồ và chữ hán mất dần vị trí sau đó bị lãng quên. Ông đồ trở thành “cái di tích tiều tụy của một thời tàn”

Trả lời các câu hỏi.
Câu 1. Nêu các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản.

Câu 2. Bài thơ được viết theo thể thơ nào ?

Câu 3. Nêu chủ thể trữ tình và đối tượng trữ tình trong bài thơ

Câu 4. Nêu khái quát nội dung bài thơ.

Câu 5. Em hiểu thế nào về các câu thơ sau:

                         Ông đồ vẫn ngồi đấy
                           Qua đường không ai hay
                           Lá vàng rơi trên giấy
                          Ngoài trời mưa bụi bay

Câu 6. Xác định, gọi tên, chỉ ra các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:

                                               Nhưng mỗi năm mỗi vắng
                                               Người thuê viết nay đâu?
                                              Giấy đỏ buồn không thắm
                                                Mực đọng trong nghiên sầu...
Câu 7. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ (Câu hỏi tu từ) trong đoạn thơ sau:

                                           Năm nay đào lại nở
                                          Không thấy ông đồ xưa
                                           Những người muôn năm cũ
                                           Hồn ở đâu bây giờ?


 

Lời giải 1 :

Đáp án+Giải thích các bước giải:

Câu 1: Các PTBĐ được sử dụng trong văn bản: Miêu tả; Biểu cảm; Tự sự

Câu 2: Bài thơ được viết theo thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt

Câu 3:

Chủ thể trữ tình trong bài thơ : Tác giả, người quan sát và cảm nhận về sự thay đổi của xã hội

Đối tượng trữ tình: Ông đồ và hình ảnh văn hoá truyền thống đang dần mai một

Câu 4:

Nội dụng bài thơ: Bài thơ "Ông đồ" của Vũ Đình Liên khắc hoạ hình ảnh ông đồ xưa với nghề viết thư pháp vào mỗi dịp Tết. Qua đó tác giả thể hiện nỗi buồn và tiếc nuối vè sự mai một của văn hoá truyền thống trong bối cảnh văn hoá phương Tây đang du nhập vào Việt Nam

Câu 5: Em hiểu các câu thơ trên là:

Các câu thơ này miêu tả hình ảnh ông đồ vẫn ngồi bày mực tàu giấy đỏ, nhưng không còn ai quan tâm đến ông nữa. ''Lá vàng rơi trên giấy" và "Mưa bụi bay" ngoài trời là hình ảnh biểu trưng cho sự tàn lụi, u buồn và sự lãng quên của nét văn hoá truyền thống

Câu 6: Các BPTT có trong đoạn thơ trên là:

- Điệp ngữ: "mỗi" được lặp lại hai lần trong câu " Nhưng mỗi năm mỗi vắng''

- Nhân hoá: "Giấy đỏ buồn không tắm" ; "Mực đọng trong nghiên sầu" - giấy và mực được nhân hoá có hoạt đông; cảm xúc như con người

Câu 7: Tác dụng của BPTT là:

Câu hỏi tu từ: " Hồn ở đâu bây giờ ?" - Câu hỏi này không cần lời đáp, mà nhằm gợi lên nỗi niềm tiếc nuối và đau xót của tác giả về sự vắng bóng của những con người, những giá trị văn hoá cổ truyền. BPTT này làm tăng tính trữ tình và sâu lắng cho bài thơ, đồng thời nhấn mạnh sự mất mát ko thể bù đắp

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK