Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Bão bùng thân bọc lấy thân                 Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm                     Thương nhau tre không ở riêng                ...
Câu hỏi :

                   Bão bùng thân bọc lấy thân 

               Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm 

                   Thương nhau tre không ở riêng

               Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người

                   Chẳng may thân gãy cành rơi

               Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng

                   Nòi tre đâu chịu mọc cong

               Chưa lên đã nhọn như trông lạ thường

                  Lưng trần phơi nắng phơi sương

                Có manh áo cộc tre nhường cho con.

                             ( Trích Tre Việt Nam - Nguyễn Duy )

 Câu 1: Hãy xác định rõ phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên?

 Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên?

 Câu 3: Nêu biện pháp tu từ nổi bật tác giả sử dụng chủ yếu trong đoạn thơ trên. Chỉ ra tác dụng của BPTT đó?

 Câu 4: Hai dòng thơ :" Lưng  trần phơi nắng phơi sương / Có manh áo cộc tre nhường cho con" biểu đạt vấn đề gì ?

 Câu 5: Sau khi đọc đoạn thơ trên, em cảm nhận được bức thông điệp sâu sắc gì ?

Lời giải 1 :

Câu `1:`

`-` Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là: Biểu cảm

Câu `2:`

`-` Đoạn trích "Tre Việt Nam" của Nguyễn Duy ca ngợi tính đoàn kết, bền bỉ và kiên cường của cây tre Việt Nam, biểu tượng cho tinh thần bất khuất và truyền thống của dân tộc. Tre không chỉ bảo vệ lẫn nhau mà còn truyền lại sức mạnh và ý chí cho thế hệ sau.

Câu `3:`

`-` Biện pháp tu từ được sử dụng là: nhân hóa

"Có manh áo cộc tre nhường cho con"

`-` Tác dụng: Biện pháp tu từ nhân hóa làm cho cách diễn đạt trở nên gần gũi và sinh động hơn. Đồng thơi biện pháp tu từ nhân hóa giúp cây tre trở nên sống động và gần gũi, mang những phẩm chất của con người như biết yêu thương, đùm bọc và truyền dạy.

Câu `4:`

`-` Hai dòng thơ "Lưng trần phơi nắng phơi sương / Có manh áo cộc tre nhường cho con" biểu đạt sự hy sinh và tình yêu thương vô bờ bến của thế hệ đi trước đối với thế hệ sau, dù phải chịu đựng khó khăn, gian khổ.

Câu `5:`

`-` Sau khi đọc đoạn thơ trên, em cảm nhận được bức thông điệp sâu sắc về tinh thần đoàn kết, kiên cường, và sự hy sinh của thế hệ đi trước vì thế hệ sau, thể hiện tình yêu thương và truyền thống quý báu của dân tộc.

Lời giải 2 :

Câu 1 : 

PTBĐ chính : Miêu tả kết hợp với biểu cảm 

Câu 2 : 

 Nội dung chính của đoạn thơ trên ca ngợi những phẩm chất cao quý của cây tre Việt Nam như sự đoàn kết, bền bỉ, kiên cường, và sự hy sinh vì thế hệ sau. Qua hình ảnh cây tre, tác giả gửi gắm tình yêu quê hương, đất nước và lòng tự hào về truyền thống dân tộc.

Câu 3 :

- BPTT nổi bật : Nhân hóa

- Tác giả ví cây tre như con người, có "thân", "tay", có tình cảm "thương nhau". Tre "không ở riêng" mà "sống thành lũy thành khóm", "nhường cho con" manh áo của mình.

=> Tác dụng : giúp hình ảnh câyy trẻ chở nên gần gũi , sinh động , đồng thời cũng ca ngợi phẩm chất của con người VN 1 cách tinh tế . 

Câu 4 : 

Tre trải qua mọi gian khổ, vất vả ("lưng trần phơi nắng phơi sương") để che chở, bảo vệ cho con ("Có manh áo cộc tre nhường cho con").  Hình ảnh cây tre cởi áo nhường cho măng là biểu tượng cho sự hy sinh, yêu thương vô bờ bến của cha mẹ đối với con cái.

Câu 5 : 

+ về lòng yêu quê hương , đất nước

+ tinh thần đoàn kết, kiên cường , bền bỉ của dân tộc Việt Nam.

+ gợi lên sự tri ân và tôn vinh những giá trị truyền thống tốt đẹp mà ông cha ta đã gìn giữ và truyền lại cho thế hệ mai sau.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một chuỗi quay mới lại đến và chúng ta vẫn bước tiếp trên con đường học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính, hãy luôn kiên trì và không ngừng cố gắng!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK