Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ, âu đành phận,
Năm nắng mười mưa, dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc:
Có chồng hờ hững cũng như không!
( Thương vợ `-` Tú Xương ).
$\color{#db1616}{\text{melodysx}}$
$\textbf{1)}$ Bài ca dao có từ ngữ trong bài:
Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non.
`-------`
Con ơi mẹ dặn câu này
Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qua.
`-------`
Chồng gì anh, vợ gì tôi
Chẳng qua là cái nợ đời chi đây.
$\textbf{2)}$ Phân tích giá trị biểu đạt dùng từ ngữ:
Nhà thơ sử dụng con số "một duyên - hai nợ" khá hay và thú vị. Trong dân gian, số một hay số hai là số thứ tự để chỉ cái may rủi của người con gái trong bài thơ của Tú Xương, chúng không còn là thứ tự ngẫu nhiên mà đã trở thành số nhân duyên. "Duyên" chỉ có một mà "nợ" đến gấp hai. Ngoài ra, câu thơ "nuôi đủ năm con với một chồng", nhà thơ dùng con số "một - năm" để chỉ số lượng: bà Tú đứng giữa cái gánh nặng ở hai đầu `-` một bên là năm con và bên kia là chồng (ông chồng tương ứng với năm đứa con) vừa làm nổi bật nỗi vất vả của bà Tú, vừa khắc họa được sự trớ trêu của nhân vật `=>` Ông Tú vừa thương vợ, vừa tự trách và đem mình ra mà cười nhạo.
$\textbf{3)}$ Phân tích bài thơ bằng một đoạn văn:
Qua bài thơ, người đọc cảm thấy được tình cảm vô cùn trân quý của ông dành cho vợ trước hết là sự thông cảm, thấu hiểu công việc và sự khó khăn trong trách nhiệm của bà. Nỗi đau đớn xót xa nhất trong lòng ông Tú chính là ông thấu hiểu nỗi khổ của vợ mà đành bất lực, ông mượn tiếng chửi "thói đời" là tiếng chửi chung, chửi những thói quen, tật xấu của xã hội "ăn ở bạc" lại chỉ rõ trách nhiệm của cá nhân, ông không đổ thừa cho cái chung vô thưởng, vô phạt mà đã dám nhận lỗi về chính mình một cách rạch ròi, chân thành và trung thực, ông thấy bản thân hờ hững bởi chính đứa con mình sinh ra `-` ông trút cho bà, đến cái thân của ông `-` ông cũng trút lên bà. Ông thấy bản thân vô cùng vô tâm và thiếu trách nhiệm với vợ nên tự kết tội rằng: "có chồng hờ hững cũng như không", có mà cũng như không thì còn tệ hơn là không có hẳn, là chết ngay trong lúc sống. Như vậy, đó chính là lời thơ những cũng là lời tự kiểm điểm về bản thân của ông. "Thương vợ" `-` bài thơ chữ nghĩa giản dị mà ý tình sâu sắc, tác giả cho thấy cái tình của Tú Xương thật sâu nặng. Nói như Nguyễn Tuân, bài thơ góp vào "bảo tàng con người Việt Nam" hai mẫu người: bà Tú `-` một người vợ đảm đang việc nhà, chịu thương chịu khó giàu đức hy sinh, còn ông rất mực chân tình và thấu hiểu cảm xúc cho chính người vợ của ông. Đây là mẫu người rất nhân bản và rất Việt Nam.
Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!
Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng tương lai và học đại học có thể gây hoang mang, nhưng hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai!
Copyright © 2024 Giai BT SGK