Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 <strong>Đề số 02:</strong><strong> Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:</strong> <em>Lưng mẹ còng rồi&
Câu hỏi :

Đề số 02: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Lưng mẹ còng rồi
Cau thì vẫn thẳng
Cau-ngọn xanh rờn
Mẹ-đầu bạc trắng

Cau ngày càng cao
Mẹ ngày một thấp
Cau gần với giời
Mẹ thì gần đất!

Ngày con còn bé
Cau mẹ bổ tư(1)
Giờ cau bổ tám(2)
Mẹ còn ngại to!

Một miếng cau khô
Khô gầy như mẹ
Con nâng trên tay
Không cầm được lệ

Ngẩng hỏi giời vậy
-Sao mẹ ta già?
Không một lời đáp
Mây bay về xa

                                 (Nguồn: Đỗ Trung Lai, Đêm sông Cầu, NXB Quân đội nhân dân, 2003)

Câu 3. Trong bài thơ, tác giả dùng hình ảnh gì để đối sánh với mẹ? Theo em, vì sao tác giả dùng hình ảnh đó?

Lời giải 1 :

$#Arii$

`3.`

`-` Trong bài thơ, tác giả đã sử dụng hình ảnh của "cây cau" để đem đi đối sánh với mẹ.

`-` Theo em, tác giả dùng hình ảnh đó là vì hình ảnh "cây cau" tượng trưng cho sức mạnh, sự trưởng thành. Trong khi đó, hình ảnh "mẹ" hiện lên lại là sự hi sinh và sự tàn phai theo thời gian.

`⇒` Tác giả đã gán ghép hình ảnh trên để đối sánh với mẹ nhằm làm nổi bật lên sự tương phản rõ rệt trước sự chênh lệch giữa sức sống của cây và sự hao mòn của mẹ theo thời gian. Qua đó, nhấn mạnh sự ngày một già yếu của mẹ, thấy được nỗi niềm trăn trở và tình cảm của tác giả dành cho mẹ trước sự già yếu của thời gian...

Lời giải 2 :

`@Umii`

`3.` Trong bài thơ, tác giả đã sử dụng hình ảnh "cau", cây cau để so sánh với mẹ. 

`->` "Một miếng cau khô `//` Khô gầy như mẹ"

`->` Tác giả sử dụng hình ảnh đó vì `:` Hình ảnh cây cau là hình ảnh đặc trưng hay còn biết đến là biểu tượng của làng quê Việt Nam. Ở quanh làng, nơi nào cũng xuất hiện những cây cau cao chọc trời. Chính vì vậy, hình ảnh cây cau được tác giả sử dụng để so sánh với mẹ, gợi ra sự gần gũi giữa hai hình ảnh "mẹ" và "cau". 

`-` Khiến hình ảnh "mẹ", "cau" thêm gần gũi, bình dị, mộc mạc đối với người đọc. Bên cạnh đó, hình ảnh cây cau còn mang tính ước lệ, là cầu nối giữa hình ảnh người mẹ và người đọc. 

`-` "Miếng cau khô" tựa như dang vẻ "khô gầy" của mẹ. Qua đó, cho thấy được sự tương đồng nghĩa sức khẻo yếu dần của cây, của mẹ theo sự khắc nghiệt của thời gian.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một chuỗi quay mới lại đến và chúng ta vẫn bước tiếp trên con đường học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính, hãy luôn kiên trì và không ngừng cố gắng!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK