Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Bài 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng biện pháp tu từ so sánh trong các ví dụ sau:...
Câu hỏi :

Giúp em với gấpppppppppppppppppppppp

image

Bài 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng biện pháp tu từ so sánh trong các ví dụ sau: a. Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng

Lời giải 1 :

$#Arii$

`3.`

`a)`

`-` Biện pháp tu từ : So sánh.

"Tâm hồn" `-` "một buổi trưa hè".

`-` Tác dụng :

`@` Tăng sức gợi hình, gợi cảm và tính diễn đạt cho câu thơ. Từ đó, giúp cho lời thơ trở nên sinh động, cuốn hút và có ấn tượng mạnh hơn với độc giả.

`@` Làm nổi bật bản sắc riêng của tâm hồn và phản ánh thực tâm trạng thái cũng như tâm trạng hạnh phúc của tác giả. Qua đó, thể hiện sự gắn bó sâu sắc của tác giả với quê hương, với những kỉ niệm tuổi thơ cao đẹp.

`b)`

`-` Biện pháp tu từ : So sánh.

"Tiếng hát trong" `-` "tiếng hát xa".

`-` Tác dụng :

`@` Tăng sức gợi hình, gợi cảm và tính diễn đạt cho câu thơ. Từ đó, giúp cho lời thơ trở nên sinh động, cuốn hút và có ấn tượng mạnh hơn với độc giả.

`@` Góp phần khắc họa lại âm thanh trong trẻo, êm ái của tiếng suối vào đêm khuya. Qua đó, gợi lên một bầu không gian tĩnh lặng, thơ mộng đầy lãng mạng.

`@` Góp phần thể hiện được sự nên thơ và kỳ ảo của thiên nhiên hoang dã. Qua đó, khắc họa lại thái độ trân trọng, sự ngợi ca và yêu thích âm thanh tự nhiên của tác giả.

`c)`

`-` Biện pháp tu từ : So sánh.

"nước" `-` "ai nấu".

`-` Tác dụng :

`@` Tăng sức gợi hình, gợi cảm và tính diễn đạt cho câu thơ. Từ đó, giúp cho lời thơ trở nên sinh động, cuốn hút và có ấn tượng mạnh hơn với độc giả.

`@` Làm nổi bật lên khung cảnh khắc nghiệt của cái nắng nóng gay gắt những hôm trưa tháng sáu và sự chăm chỉ, giàu đức hi sinh của người nông dân. Qua đó, tác giả khuyến khích người đọc cần phải biết trân trọng những thành quả lao động giàu lam lũ, vất vả của những người nông dân `-` những "hạt ngọc", "hạt vàng" cao quý.

`@` Thể hiện được sự gắn bó sâu sắc với quê hương, đất nước của tác giả. Qua đó, thấy được tình yêu, niềm tự hào về nguồn gốc của hạt gạo, về truyền thống và tình yêu thương trong gia đình, về cả sự chấp nhận và kiên cường của con người trước những thử thách...

Lời giải 2 :

`BL`

`3)`

`a,` 

"Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng."

`BPTTTT:`

`+,` So sánh: Tâm hôn tôi một buổi trưa hè

`+,` Nhân hóa: Nước gương trong soi tóc những hàng tre

`TD:`

`-` Làm cho câu thơ trở nên sinh động, tăng tính biểu đạt, gây ấn tượng cho người đọc, giúp câu thơ trở nên gợi hình gợi cảm.

`-` Tác giả mượn các biện pháp nghệ thuật miêu tả vẻ đẹp của quê hương, nơi mang chất trữ tình với cảnh đẹp mộc mạc mà khó phai mờ trong tâm trí. Biện pháp so sánh "tâm hồn tôi" với "buổi trưa hè" nhằm thể hiện trực tiếp tâm hồn của tác giả được đắm chìm vào cái đẹp của quê hương.

`-` Từ đó nêu lên tình cảm của tác giả với quê hương, một thứ tình cảm sâu nặng mà tha thiết.

`b,` 

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"

`BPTTTT:`

`+,` So sánh: Tiếng suối trong như tiếng hát xa

`+,` Điệp từ: "lồng" được lặp lại `2` lần

`TD:`

`-` Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu thơ. Đồng thời  khiến cho cảnh vật trở nên sống động, hấp dẫn hơn

`-` Miêu tả vẻ đẹp của dòng suối, một âm thanh trong trẻo như tiếng hát ngọt ngào. Đồng thời điệp ngữ "lồng" khắc họa vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên sinh động với các cảnh vật đa dạng phong phú đan xen, hòa quyện vào nhau tạo cảm giác huyền ảo, thơ mộng.

`-` Thể hiện tình yêu thiên nhiên của tác giả dưới ngòi bút điêu luyện qua từng câu thơ.

`c,`

"Những trưa tháng sáu

Nước như ai nấu

Chết cả cá cờ

Cua ngoi lên bờ"

`BPTTTT:`

`+,` So sánh: Nước như ai nấu

`+,` Nói quá: "như ai nấu"

`TD:` 

`-` Khiến cho câu văn trở nên sinh động, gần gũi, hơn hết người đọc dễ hình dung sự vật được miêu tả.

`-` Câu thơ tái hiện những cái nóng của tháng sáu, khiến cho cá chết, cua ngoi lên, vậy mà mẹ vẫn tần tảo xuống cấy. Từng hạt gạo, bông lúa mẹ làm ra chính là hiện thân của sự hi sinh, vất vả của mẹ

`-` Qua đó, tác giả muốn thổ lộ tình cảm của mình với mẹ, người đàn bà vất vả, chịu thương chịu khó đồng thời nêu lên công sức, và cái nặng nhọc của người nông dân, -> trân trọng từng thứ chắc chiu nhất như hạt gạo.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một chuỗi quay mới lại đến và chúng ta vẫn bước tiếp trên con đường học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính, hãy luôn kiên trì và không ngừng cố gắng!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK