Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Em hãy giải thích từ phép nhân" trong câu thơ sau: Những gì tay người gieo xuống  Đất sẽ thực...
Câu hỏi :

Em hãy giải thích từ “phép nhân" trong câu thơ sau:

“Những gì tay người gieo xuống

 Đất sẽ thực hành phép nhân".

Lời giải 1 :

Trong câu thơ trên, "phép nhân" được sử dụng để mô tả quá trình gieo hạt giống vào đất. Khi người ta gieo hạt giống xuống đất, hạt giống sẽ phát triển và sinh trưởng, tạo ra cây trồng mới. Quá trình này có thể được coi là một loại "phép nhân" tự nhiên, nơi mà hạt giống nhân đôi hoặc nhân lên để tạo ra sự sống mới và mầm mống mới. Điều này thể hiện sức mạnh và tính chất phồn thịnh của tự nhiên, nơi mà mọi thứ đều có khả năng sinh sôi và phát triển.

                                                                                   -Thanh Kiuu-

Lời giải 2 :

____ღ____

⇒ Từ phép nhân trong câu thơ '' Đất sẽ thực hành phép nhân '' có thể nói ở đây là sự sinh sôi , nảy nở của vạn vật . Từ ngữ '' phép nhân '' như diễn tả một phép màu nhiệm của sự phát triển . Khi chúng ta gieo hạt giống xuống , gieo mầm non , hay chính là gieo sự hi vọng vào nó ... nó sẽ nảy ra nhiều mầm non khác , cứ thế và cứ thế nó như một phép nhân vô tận của sự phát triển trong thế giới tự nhiên . Qua đó , cho thấy từ '' phép nhân '' là một từ mang tính ẩn dụ cho việc con người trồng trọt trong đời sống thường ngày . 

 

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK