Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 ''Hạt gạo làng ta Có vị phù sa Của sông Kinh Thầy Có hương sen thơm Trong hồ nước đầy...
Câu hỏi :

''Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay...

Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy...''

Câu `1:` Đoạn thơ trên sử dụng biện pháp tu từ nào ? Chỉ ra các từ ngữ, hình ảnh chứa biện pháp tu từ trong đoạn thơ ? Phân tích tác dụng nghệ thuật của biện pháp tu từ đó.

*Nhanh với ạ, tí mik đi học rồi !!

Lời giải 1 :

-Biện pháp tu từ:So sánh  

                                             "Nước như ai nấu 

                                                Chết cả cá cờ"

-Tác dụng:

+Làm cho câu thơ trở nên sinh động ,hấp dẫn ,sự vật trở nên cụ thể ,kích thích sự liên tưởng của người đọc ,tăng sức gợi tả,gợi cảm cho sự diễn đạt.

+Làm nổi bật hình ảnh  dòng nước vào những ngày trời hè nóng nực , nước cũng từ đó mà nóng có thể chết được những con cá cờ .Từ đó ,nhấn mạnh được sự vất vả của những người nông dân khi phải đi làm đồng vs thời tiết nóng nắng.

c+Thể hiện sự quan sát và cảm nhận tinh tế ,sự liên tưởng phong phú ,cáh sử dụng ngôn ngư đặc sắc  của tác giả .Đồng thời thể hiện sự trân quý của tác giả về từng hạt gạo một đã phải đánh đổi bằng công sức của nhuòi nông dân.

Cho xin 1 vote +trả lời hay nhất+cảm ơn !Thanks

#hoidap247

@Minpuch

Lời giải 2 :

$#Arii$

`1.`

`-` Đoạn thơ trên sử dụng biện pháp tu từ : 

`@` So sánh : "Nước" `-` "ai nấu".

`@` Điệp từ : "Có".

`@` Đối lập : "lên" `><` "xuống".

`-` Tác dụng :

`@` Tăng sức gợi hình, gợi cảm và tính diễn đạt cho câu thơ. Từ đó, giúp cho lời thơ trở nên sinh động, cuốn hút và có ấn tượng mạnh hơn đối với độc giả.

`@` Khắc họa lại hương vị của hạt gạo là những kết tinh của những gì thuần thuý và tinh tuý nhất. Qua đó, đề cao hạt gạo và khẳng định rằng, gạo là vô cùng quý giá và thiêng liêng.

`@` Làm nổi bật lên khung cảnh khắc nghiệt của cái nắng nóng gay gắt những hôm trưa tháng sáu. Qua đó, thể hiện sự khác biệt giữa động vật và con người, giữa sự chạy trốn khỏi những khó khăn ở môi trường nước và sự trở lại với công việc đồng áng.

`@` Làm nổi bật lên sự chăm chỉ, giàu đức hi sinh của người nông dân. Qua đó, tác giả khuyến khích người đọc cần phải biết trân trọng những thành quả lao động giàu lam lũ, vất vả của những người nông dân `-` những "hạt ngọc", "hạt vàng" cao quý.

`@` Thấy được nỗi vất vả và tình yêu thương vô bờ bến, vô điều kiện của mẹ. Từ đó, làm nổi bật giá trị của lao động và tình cảm gia đình. Qua đó, phản ánh thực tế cuộc sống trong bối cảnh thiên nhiên khắc nghiệt.

`@` Thể hiện được sự gắn bó sâu sắc với quê hương, đất nước của tác giả. Qua đó, thấy được tình yêu, niềm tự hào về nguồn gốc của hạt gạo, về truyền thống và tình yêu thương trong gia đình, về cả sự chấp nhận và kiên cường của con người trước những thử thách...

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một chuỗi quay mới lại đến và chúng ta vẫn bước tiếp trên con đường học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính, hãy luôn kiên trì và không ngừng cố gắng!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK