Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Liệt kê những từ ngữ được tác giả dùng để nói về "mẹ" và "cau" trong bài thơ. Để thể...
Câu hỏi :

Liệt kê những từ ngữ được tác giả dùng để nói về "mẹ" và "cau" trong bài thơ. Để thể hiện hình tượng "mẹ" và "cau", tác giả sử dụng những biện pháp tu từ nào? Hãy chỉ ra tác dụng của các biện pháp tu từ đó.

Lời giải 1 :

`@Umii`

`#` "Mẹ" `-` Đỗ Trung Lai `:` 

`-` Những từ ngữ tác giả dùng để nói về "mẹ" và "cau" trong bài thơ `:` 

`+` "lưng mẹ còng" `-` cau thì thẳng" `;` cau xanh `-` đầu mẹ bạc trắng

`+` cao cao `-` mẹ thấp `;` cau gần trời `-` mẹ gần đất 

`+` "cau khô" `-` "khô gầy như mẹ"

`->` Những từ ngữ dùng để nói về "mẹ" và "cau" trong bài thơ là những từ ngữ gần gũi, giản dị và mộc mạc đối với tác giả và đối với người đọc. Ngôn ngữ đa dạng, phóng thoáng, dễ hình dung, dễ liên tưởng.

`-` Để thể hiện hình tượng "mẹ" và "cau", tác giả sử dụng những biện pháp tu từ như `:`

`+` bptt so sánh `:` "Một miếng cau khô `//` Khô gầy như mẹ" 

`->` Gợi cho người đọc thấy được dáng vẻ gầy yếu của mẹ đối với sự vất vả, cực khổ của cuộc sống, của công việc. 

`=>` Tác dụng `:` tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt `;` Nhấn mạnh sự hi sinh của người mẹ trong cuộc đời con. Người mẹ nguyện dành cả thanh xuân, tuổi trẻ của mình để nuôi dưỡng, dưỡng dục con nên người. Qua đó, đồng thời còn thể hiện sự kính trọng, biết ơn và sự xúc động của chính tác giả đối với sự hi sinh của mẹ "Con nâng trên tay `//` Không cầm được lệ."

`+` bptt đối lập `:` "còng" `-` "thẳng" `;` "xanh rờn" `-` "bạc trắng" `;` "cao" `-` "thấp" `;` "giời" `-` "đất"

`=>` Tác dụng `:` tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt `;` nhấn mạnh sự thay đổi đáng kể của mẹ khi đứng bên hình ảnh cây cau đang phát triển `(` loại cây gần gũi đối với cuộc sống giản dị nơi thôn quê của mỗi người `)`. Qua đó, cho thấy được sự thay đổi theo thời gian của mẹ. Đó là sự thay đổi về tinh thần, sức khoẻ, ngoại hình và tuổi thọ. Đó là sự thay đổi đáng kể đối với cuộc đời mẹ và đó cũng là sự thay đổi tích cực nhất đối với sự phát triển của người con.

`+` câu hỏi tu từ `:` “Sao mẹ ta già `?` ” `(` câu hỏi đã có sẵn câu trả lời, mang tính chất nhấn mạnh, bộc lộ cảm xúc `)` `->` Câu hỏi khiến người đọc như khựng lại, cũng là câu hỏi mà người con tự hỏi chính mình trước sự già nua của mẹ theo thời gian.

`=>` Tác dụng `:` tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt `;` Nhấn mạnh sự trôi qua khắc liệt khiến người mẹ thêm già đi của thời gian. Qua câu hỏi tu từ, chính người con cũng cảm thấy bối rối, xao xuyến, bâng khuâng trước tuổi già theo tháng năm của mẹ. Đồng thời, còn là sự đau buồn, tiếc thương, tình cảm yêu thương của người con khi chứng kiến mẹ già đi, rồi dân dần biến mất khỏi cuộc đời con.

Lời giải 2 :

Đáp án:

 

- Những từ ngữ được tác giả dùng để nói về “mẹ” và “cau” trong bài thơ:

+ Mẹ: còng, đầu bạc trắng, thấp, gần đất.

+ Cau: thẳng, ngọn xanh rờn, cao, gần với giời.

- Để thể hiện hình tượng “mẹ” và “cau”, tác giả sử dụng biện pháp tu từ:

+ Tương phản đối lập “ còng – thẳng, xanh rờn – bạc trắng, cao – thấp, giời – đất” → Tác dụng: tạo ra những hình ảnh trái ngược nhau giữa “mẹ” và “cau” để làm nổi bật hình ảnh người “mẹ” đang già đi theo năm tháng.

+ So sánh “Một miếng cau khô – Khô gầy như mẹ”: gợi lên hình ảnh già nua héo hắt của người mẹ → Tác dụng thể hiện tình cảm nâng niu kính trọng hòa lẫn xót xa cay đắng, thương cho tuổi già của mẹ “Con nâng trên tay – Không cầm được lệ”.

+ Câu hỏi tu từ “Sao mẹ ta già?” → Tác dụng: thể hiện tâm trạng bần thần xót xa của người con khi thấy tuổi già của mẹ kéo đến ngày một gần. Chứng kiến mẹ ngày một gầy mòn héo hắt, con không khỏi buồn thương.

@TSONDD

 

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một chuỗi quay mới lại đến và chúng ta vẫn bước tiếp trên con đường học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính, hãy luôn kiên trì và không ngừng cố gắng!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK